|
Quân đội NATO ở Baltic |
Hiện nay nhiều người Nga đang lo lắng về việc có quá nhiều quân đội thù địch ở biên giới Nga. Cho dù điều đó là đúng thì vào thời điểm này cũng không quá quan trọng, RI nhận định
Theo RI, hiện nay NATO tuyên bố ở các nước Baltic và Ba Lan đều có một nhóm chiến đấu của khối quân sự này. Mỹ có một lữ đoàn ở đây (cho dù tuyên bố là mình có hai lữ đoàn ở khu vực trên). Đồng thời rất nhiều vũ khí hạng nặng đã được chuyển tới châu Âu, góp phần hình thành lực lượng trên bộ ở sát biên giới nước Nga. RI tính tổng cộng tất cả gồm khoảng một sư đoàn. Đây là một lời đe dọa nếu Nga tấn công vào một nước ở trong liên minh thì sẽ phải đối phó với binh lính từ toàn bộ NATO.
Khi mô tả về quân đội các nước NATO, RI cho rằng quân đội Đức phụ trách giám sát nhưng không làm tròn nhiệm vụ, quân đội Pháp thì chia rẽ, quân đội Anh thì không đủ quân số, còn quân đội Ý lại quá già. Ba Lan, một trong những nước đi đầu lên tiếng về mối đe dọa mang tên Nga thì quân đội đã bị chính trị hóa.
Trên lý thuyết, năm nước này có thể có 13 sư đoàn và 13 lữ đoàn, nhưng thực tế, nhiều nhất họ chỉ có khoảng 12 sư đoàn. Giả sử Mỹ đưa đến thêm 11 sư đoàn, và các nước NATO còn lại bổ sung thêm 5 sư đoàn nữa thì cũng không chiếm ưu thế so với Nga.
Tuy nhiên lực lượng này lại không được trang bị đầy đủ vũ khí, ít khi được tập trận và không có hậu cần chuyên nghiệp, không có khi đạn dược hỗ trợ và không có thời gian để xây dựng kho tiếp tế lâu dài.
Theo RI, quân đội các nước NATO không đủ khả năng để tham gia một cuộc chiến lớn chống lại đối thủ tầm cỡ hàng đầu. Do đó trong mắt Nga, NATO thực chất chỉ là "hổ giấy".
RI đã chứng minh bằng lập luận này bằng cuộc hành quân Dragoon Ride năm 2015. Cuộc hành quân này gồm các phương tiện thiết giáp hạng nhẹ được trang bị súng máy hạng nặng, nhằm mục đích trấn an đồng minh- những nước nằm sát Nga.
Theo thông tin từ phía Nga, có vẻ như không ai kinh ngạc trước xe BTR-50. Và Mỹ cũng không nghĩ đến việc phải trang bị những vũ khí lớn hơn cho phương tiện này. Hiện nay quân đội Mỹ đang sở hữu một số phương tiện thiết giáp hạng nhẹ, tương tự như BTR-80 của Liên Xô những năm 1980.
Trong khi đó, Nga đã có xe bọc thép tối tân Bumerang-BM. Việc NATO không có các thiết bị điện tử thông minh chứng tỏ khâu chuẩn bị yếu kém cho chiến tranh thực tế. Do đó chẳng hề ngạc nhiên vì sao NATO lại luôn muốn ném bom các mục tiêu không đuộc phòng vệ từ độ cao 15.000 feet.
Nhìn lại màn trình diễn thành công cuối cùng của NATO ở Libya năm 2011, không có hệ thống phòng không, không có đối thủ xứng tầm, NATO hoàn toàn tự do di chuyển và hành động mà cũng mất tận 226 ngày mới chiến thắng. Trận chiến ở Kosovo, một đối thủ yếu kém hơn nhiều cũng mất tận 79 ngày. Còn cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq thì kéo dài nhiều năm liền.
Tóm lại, trong mắt Nga, liên minh hùng mạnh như NATO cũng chỉ là để chống lại những nạn nhân yếu kém.
Nhưng vẫn còn một câu hỏi: liệu NATO có nhìn nhận mối đe dọa từ Nga một cách nghiêm túc hay không, hay chỉ đơn giản là một chiến dịch quảng cáo? Chiến dịch này mang lại 240 triệu USD từ tay các nước Baltic, mang lại khoản lợi nhuận 80 tỷ USD cho ngành công nghiệp quân sự của Mỹ, 28 tỷ USD cho Ba Lan, giúp Thụy Điển có được tên lửa Patriot và Na Uy có được hàng tỷ USD cho những chiến đấu cơ F-35 đắt đỏ, giúp gia tăng chi tiêu ở các nước Anh, Đức, Pháp, Canada, Cộng hòa Séc,…
Mối đe dọa từ Nga mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp. Lợi nhuận chỉ có thể thu được nhiều khi mối đe dọa đủ lớn, và Nga chính là sự lựa chọn thích hợp, đủ lớn nhưng không quá lớn, và Mỹ cho rằng Nga là sự lựa chọn an toàn.
Tuy nhiên điều buồn cười là giờ đây, NATO lại đang bắt đầu lo lắng về các “khu vực chống tiếp cận trên không” khi quân đội Anh bị gạt ra chỉ trong vòng một buổi chiều, NATO mất mát quá nhanh chóng ở các nước Baltic.
Các vũ khí như tên lửa sát thủ tàu sân bay không thể ngăn cản, các khả năng tác chiến điện tử dưới nước, các tàu ngầm khổng lồ, xe tăng thế hệ mới, các hệ thống phòng không hủy diệt hoàn toàn bị đánh bại.
Hành động của Nga cả về ngoại giao lẫn quân sự ở Syria đã khiến NATO nhận ra rằng Nga mạnh hơn nhiều so với những gì NATO tưởng tượng. Nếu xảy ra chiến tranh giữa NATO và Nga, NATO có thể sẽ phải bất lực, không được viện trợ và sẽ phó mặc vào tay Nga, RI đánh giá.
Tựu chung lại, những gì mà NATO tuyên truyền, trong mắt Nga chỉ là ngụy biện. Dẫn chứng cụ thể nhất là nhìn vào Libya. Những gì mà Mỹ và phương Tây luôn tuyên truyền như hòa bình, ổn định, giá trị, đối thoại, chống khủng bố, hãy cứ nhìn vào Libya là đủ hiểu. Nếu nói Nga là mối đe dọa thì Mỹ và NATO thậm chí còn là mối đe dọa lớn hơn.
Dù lực lượng NATO ở biên giới Nga lúc này chưa thật sự nguy hiểm nhưng lực lượng này có thể lớn mạnh dần lên và quân đội các nước đều phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Một khi NATO đã sẵn sàng thì sẽ không chỉ là một cuộc chiến phòng thủ hoặc tấn công. Và hiển nhiên việc tấn công Nga sẽ hết sức tốn kém và liều lĩnh, RI khẳng định.