Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc lộ điểm yếu khi phải thường xuyên tiếp tế

VietTimes -- Tàu sân bay Liêu Ninh không thể sánh được với tàu sân bay động cơ hạt nhân Mỹ, vì chu kỳ tiếp tế ngắn, thời gian tiếp tế dài. Đây là điểm yếu để cho đối thủ có cơ hội tiến hành "tấn công" - một trang báo uy tín của Anh nhận định.
Tàu tiếp tế nhanh Type 901 Trung Quốc. Ảnh: Sina
Tàu tiếp tế nhanh Type 901 Trung Quốc. Ảnh: Sina

Gần đây, tờ Jane's Defence Weekly Anh đã đưa tin về việc chạy thử của tàu tiếp tế Type 901 mới Trung Quốc.

Tàu này được nghiên cứu chế tạo để tiếp tế cho biên đội tàu sân bay Trung Quốc tác chiến, lượng giãn nước đầy là 45.000 tấn, trang bị nhiều cầu tiếp tế, có thể cung cấp nhiên liệu cho tàu chiến, nhiên liệu cho máy bay và tiếp tế hàng khô cho biên đội tàu sân bay.

Báo Anh còn dự đoán, khi tàu tiếp tế Type 901 tiến hành tiếp tế, tàu sân bay sẽ tiến hành tiếp tế bên mạn trái của nó, bên mạn phải chủ yếu là tiếp tế cho các tàu hộ tống gồm tàu khu trục, tàu hộ vệ.

Tàu tiếp tế Type 901 có 4 động cơ tua bin khí QC280, mỗi chiếc có công suất 28MW, tốc độ có thể đạt 25 hải lý/giờ, có ưu thế hơn tàu tiếp tế tổng hợp Type 903 - tàu tiếp tế chủ lực của Quân đội Trung Quốc, có thể đáp ứng nhu cầu tốc độ của biên đội tàu sân bay.

Ngoài ra, theo tờ Jane's Defence Weekly, nếu tàu Liêu Ninh tiến hành chạy với tốc độ cao nhất trong thời gian dài và tổ chức bay cường độ cao và tập trung, thì nhiên liệu và đạn dược mà nó mang theo không đủ để đáp ứng nhu cầu tác chiến trong thời gian dài, có thể 3 - 4 ngày là phải tiến hành tiếp tế một lần.

Tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ Type 903. Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ Type 903. Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Trong khi đó, tàu sân bay Mỹ sử đụng động cơ hạt nhân, không cần tiến hành bổ sung nhiên liệu cho tàu chiến, vì vậy tiếp tế chủ yếu tập trung vào nhiên liệu hàng không và đạn dược, đồ dùng sinh hoạt.  Sau một lần tiếp tế có thể giúp cho tàu sân bay động cơ hạt nhân duy trì nhu cầu tác chiến cường độc cao khoảng 1 tuần. Do đó, nó có ưu thế rõ rệt so với tàu sân bay sử dụng động cơ thông thường truyền thống.

Điều này có nghĩa là nếu xảy ra đối đầu gay gắt, trong thời gian tác chiến một tuần, tàu sân bay Mỹ có thể không cần tiến hành tiếp tế, trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc lại cần tiến hành ít nhất một lần tiếp tế trở lên.

Vì vậy, khi tiến hành tiếp tế trong trạng thái chạy trên biển, biên đội tàu sân bay không thể tiến hành hoạt động trên không, do đó có thể tạo ra cơ hội tấn công cho đối phương.

Theo trang tin sina Trung Quốc ngày 7/1, đối với chu kỳ tiếp tế phổ biến của tàu sân bay động cơ thông thường, việc phán đoán tàu sân bay Liêu Ninh cứ 3 - 4 ngày tiếp tế một lần trong trường hợp tác chiến cường độ cao là điều khá chính xác. Điều này không liên quan nhiều đến tàu tiếp tế, mà là vấn đề ở bản thân tàu sân bay.

Một chỉ tiêu rất quan trọng nữa là thời gian tiếp tế một lần của tàu sân bay là bao lâu. Thời gian càng ngắn thì thời gian gián đoạn hoạt động trên không càng ngắn, phòng tuyến trên không sẽ không bị ảnh hưởng.

Trái lại, nếu thời gian tiếp tế quá dài, có thể khiến cho máy bay chiến đấu đang ở trên không không thể quay về, máy bay còn trên tàu sân bay không thể bổ sung.

Chỉ có tiến hành tiếp dầu trên không cho máy bay trên tàu sân bay thì mới có thể bảo đảm triển khai tuần tra bình thường. Trong khi đó, máy bay tiếp dầu bố trí trên tàu sân bay hiện vẫn là điểm yếu của Quân đội Trung Quốc.

Tàu sân bay Mỹ tiến hành tiếp tế. Ảnh: Sina
Tàu sân bay Mỹ tiến hành tiếp tế. Ảnh: Sina

Hiện nay, Trung Quốc chỉ có thể tiến hành nghiên cứu chế tạo thiết bị tiếp tế để tàu tiếp tế có thể tiếp tế nhanh hơn, nâng cao hiệu suất tiếp tế, nhanh chóng giảm thời gian tiếp tế, bảo đảm cho hoạt động tác chiến trên không của tàu sân bay không bị gián đoạn.

Trong khi đó, tàu tiếp tế Mỹ hiện có thể tiến hành tiếp tế khoảng 6.000 kg vật tư trong tình hình gió biển cấp 5, có thể vận chuyển hàng hóa tương đối nặng, chẳng hạn động cơ máy bay hoặc cáp hãm đà nặng 4.500 kg, đã tăng mạnh hiệu suất tiếp tế cho tàu sân bay, đã rút ngắn thời gian tiếp tế.

Theo quan điểm của Jon Kaskin, một quan chức phụ trách cơ động chiến lược và hậu cần toàn cầu của Hải quân Mỹ, so với hệ thống hiện có, hệ thống mới Heavy UNREP như nói ở trên có thể giúp giảm thời gian tiếp tế cho tàu sân bay Mỹ.

Do tàu sân bay Liêu Ninh được cải tạo từ tàu sân bay Varyag của Liên Xô cũ, do đó không thể đặt ra yêu cầu quá cao và cũng không thể sao chép kinh nghiệm của Liên Xô hoặc Nga trong nghiên cứu chế tạo thiết bị tiếp tế.

Đối với Trung Quốc hiện nay, cần phải học hỏi Hải quân Mỹ do họ có kinh nghiệm phong phú nhất trên phương diện tiếp tế cho tàu sân bay. Tàu sân bay thế hệ mới USS Gerald R. Ford của Mỹ đã thiết kế 3 trạm tiếp nhận tiếp tế, đã lắp thiết bị tiếp tế mới, bảo đảm cho nó vận hành tốc độ cao.

Vì vậy, trong thiết kế tàu sân bay mới của Quân đội Trung Quốc, vấn đề tiếp tế là một vấn đề quan trọng hiện nay.