Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 22/2/2021 phát hành video tuyệt đẹp về màn hạ cánh ấn tượng của tàu thăm dò Perseverance lên bề mặt sao Hỏa. Đối với Trung Quốc, năm 2021 cũng là một năm vô cùng ý nghĩa với chuyến thám hiểm đầu tiên trên sao Hỏa.
Sao Kim cách mặt trời 108,2 triệu km, Trái Đất cách Mặt Trời 149,6 triệu km và sao Hỏa cách Mặt Trời 227,94 triệu km. Mất khoảng 100 ngày để bay từ Trái Đất đến sao Kim, và mất khoảng 180 ngày để bay từ Trái Đất đến sao Hỏa. Trên thực tế, về khoảng cách, sao Kim gần Trái Đất hơn sao Hỏa, nhưng sao Hỏa mới thực sự là hành tinh được con người khám phá sâu nhất.
Khám phá sao Kim
Trên thực tế, sao Kim là hành tinh đầu tiên trong lịch sử nhân loại phóng thành công tàu thăm dò, nhân loại cũng đã thực hiện nhiều sứ mệnh dò tìm sao Kim.
Vào những năm 1860, Liên Xô và Hoa Kỳ lần lượt phóng các tàu thăm dò Venera 1 và Mariner 1, nhưng cả hai sứ mệnh đều thất bại.
Sau đó, tàu thăm dò Mariner 2 do Hoa Kỳ phóng thành công đã đi qua Sao Kim và trở thành tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiếp cận Sao Kim. Mariner 2 đã phát hiện thành công nhiệt độ bề mặt của sao Kim.
Vào những năm 1870, Liên Xô đã thực hiện thành công một cuộc hạ cánh lên Sao Kim và cung cấp cho Trái đất những dữ liệu liên quan đến Sao Kim. Tuy nhiên, Venera 7 chỉ ở trên bề mặt Sao Kim một thời gian ngắn trước khi hoàn toàn bị trục trặc. Dữ liệu trả về cho thấy nhiệt độ bề mặt của sao Kim là 475°C và áp suất cao gấp 92 lần so với Trái Đất.
Dưới nhiệt độ và áp suất cao như vậy, hành tinh này rõ ràng là không thích hợp cho sự sinh tồn của con người. Bên cạnh đó, việc hạ cánh tàu thăm dò trên sao Kim khó khăn hơn nhiều so với sao Hỏa.
Sao Hỏa - "Anh em" của Trái Đất
Sao Hỏa luôn được coi là "anh em" của Trái Đất, vì so với các hành tinh khác, tính chất vật lý của hai hành tinh này giống nhau. Bên cạnh đó, khoảng cách tương đối giữa hai hành tinh khá gần trong phạm vi hợp lý của ánh sáng Mặt Trời.
Giống như Trái Đất, sao Hỏa cũng có vệ tinh tự nhiên của riêng mình, trên sao Hỏa có "năm vành đai" và "bốn mùa" rõ rệt, đây là đặc điểm sao Hỏa tương đồng Trái Đất nhất.
Thời gian sao Hỏa quay quanh Mặt Trời là 687 ngày, chu kỳ tự quay của sao Hỏa chỉ dài hơn Trái Đất 41 phút.
Ngoài ra, sao Hỏa cũng rất có thể từng có nước ở dạng lỏng vì hình ảnh chụp được từ tàu thám hiểm trên sao Hỏa của Nasa có khả năng là tàn tích của một dòng sông. Mặc dù không có phát hiện trực tiếp về nước trên sao Hỏa, nhưng có khả năng sao Hỏa từng có lượng nước lỏng dồi dào trong giai đoạn đầu hình thành.
Ngoài ra, bầu khí quyển của sao Hỏa tương đối mỏng cũng là nguyên nhân khiến nhiệt độ trên sao Hỏa tiếp tục thoát ra ngoài. Ở gần xích đạo của sao Hỏa, nhiệt độ có thể lên tới 20 độ C vào ban ngày, nhưng vào ban đêm sẽ giảm xuống khoảng -80oC. Tuy nhiên, nhiệt độ này dễ chấp nhận hơn nhiều so với sao Kim.
So với các hành tinh khác trong hệ mặt trời, môi trường địa lý và đặc điểm vật lý của sao Hỏa và Trái Đất là gần nhất.
Sau đây chúng ta quay lại câu hỏi ban đầu, tại sao sao Kim gần hơn nhưng con người lại thích khám phá sao Hỏa hơn?
Khám phá bản chất của không gian
Tại sao con người muốn khám phá không gian? Một mặt là để hiểu thế giới, và mặt khác là để xem xét khả năng di cư con người lên hành tinh mới sau nhiều thế hệ. Rõ ràng, so với sao Hỏa, điều kiện môi trường ở sao Kim rất khắc nghiệt, nhiệt độ và áp suất quá cao không phù hợp cho con người sinh tồn.
Trên thực tế, nhân loại đã khám phá rất nhiều về sao Kim, và biết rõ tình hình cơ bản của sao Kim. So với các nhiệm vụ khoa học cấp bách hơn, nghiên cứu sâu hơn về sao Kim sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Trong khi đó, sao Hỏa có khả năng tồn tại nhiều hơn và thích hợp cho sự sống. Sự hiểu biết của con người về sao Hỏa không chỉ về nhiệt độ, bầu khí quyển và khí hậu. Con người còn nghiên cứu lõi bên trong của sao Hỏa và thăm dò sự sống trên sao Hỏa trong quá khứ. Trên thực tế, công việc này đang đặt nền móng cho việc cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn cho sự phát triển trong tương lai của nhân loại. Đối với nhiều nhà khoa học, nền văn minh của loài người trên sao Hỏa nằm trong tầm với.
Trên thực tế, khoảng cách không phải vấn đề lớn nhất trong việc khám phá các hành tinh xa lạ. Điều quan trọng hơn là độ khó của sứ mệnh và ý nghĩa của sứ mệnh. Điều kiện trên sao Kim rất khắc nghiệt, trong khi sao Hỏa tương đồng Trái Đất ở mọi khía cạnh và phù hợp hơn với các tiêu chuẩn để con người di cư đến. Vì vậy, không phải vô lý khi con người thích khám phá sao Hỏa.
Theo Sohu