Sự xuất hiện tên lửa hành trình chiến lược – chiến thuật Mỹ Tomahawk “Rìu người da đỏ” là nguyên nhân chủ yếu để dẫn đến sự ra đời tên lửa hành trình Liên xô 3M-10 “Grenade”. Chương trình phát triển tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân hoàn toàn tuyệt mật, rất ít người biết được quá trình phát triển của dòng tên lửa này.
Sau khi liên bang Xô viết tan ra, Trung tâm nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm “Novator”, tương tự như tất cả các cở sở công nghiệp quốc phòng Nga khác, phải tìm kiếm nguồn tài chính trên thị trường nước ngoài.
Vào năm 1993 triển lãm vũ khí ở Abu-Dhabi và triển lãm vũ trụ hàng không quốc tế MAKS-93 tại thành phố Zukovski). Tập đoàn sản xuất tên lửa mới đưa tên lửa hành trình 3 tầng 3M51 "Alpha" - phiên bản xuất khẩu đầy hứa hẹn của tên lửa hành trình được phát triển trên cơ sở tên lửa "Grenade" của tổ hợp phóng "Turquoise". Tên lửa "Alpha" sau đó được định danh là 3М-54E (E- xuất khẩu) là tên lửa căn bản đầu tiên cho tổ hợp tên lửa xuất khẩu nổi tiếng Club, trong biên chế còn có tên lửa tấn công các mục tiêu mặt đât 3М-14E – hậu duệ của tên lửa 3М10.
Tên lửa 3M10 “Granat” có chiều dài 7,2m, chiều dài bao gồm động cơ đẩy là 8,09m, đường kính đạn 0,514 mm, đường kính ống phóng là 533, sải cánh 3,3m, khối lượng khi bay là 1320 kg, khối lượng khi phóng là 1700 kg. Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ là 100 – 200 KT, tốc độ bay là 0,7M, tầm bay 3000 km.
Thực tế tên lửa hành trình tấn công tầm xa 3М14 được trang bị chủ yếu cho hai hạm đội - có thể do ý nghĩa chiến lược của chiến trường thực tế - hạm đội Caspian và hạm đội Biển Đen. Các tên lửa này nằm trong tổ hợp tên lửa tấn công mặt đất "Kalibr-NK" của tàu hộ vệ tên lửa "Dagestan" dự án 11661 (tương tự như tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam Gepard 3.9) có tầm bắn đến 2600 km, tổ hợp tên lửa thứ hai (không có tính năng kỹ chiến thuật và tên gọi) được lắp đặt và phóng từ tàu ngầm diesel dự án 06363 lớp Kilo (tương đương như tàu ngầm Kilo Việt Nam dự án 06361) – có tầm bắn đến 1500 km).
Các thông số kỹ chiến thuật của 2 loại tên lửa này hoàn toàn tương đương với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ (2500 km và 1600 km) – như vậy giới hạn của tên lửa hành trình thuộc tổ hợp Kalibr sẽ nằm trong khoảng tương đương khi sử dụng các đầu đạn đặc biệt (đạn casset, đạn hủy diệt lớn).
Nguyên mẫu tên lửa 3M-14
Từ nguyên mẫu tên lửa 3M – 14 đã hình thành lên các dòng tên lửa khác nhau, bao gồm các dòng tên lửa chống tàu
Tên lửa chống tàu 3М-54E1 từ dòng tên lửa Kalibr – Club, tương tự như người anh em song sinh của nó là 3М-14E
Tổ hợp tên lửa Kalibr - Nga
Tên lửa 3M14 “Kalibr”: đưa vào biên chế năm 2012, có chiều dài 7,2m, chiều dài bao gồm động cơ đẩy là 8,09m, đường kính đạn 0,514 mm, đường kính ống phóng là 533, sải cánh 3,3m, khối lượng khi bay là 1320 kg, khối lượng khi phóng là 1700 kg. Tên lửa mang đầu đạn nổ phá mảnh có khối lượng 450 kg, đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ là 100 – 200 KT, tốc độ bay là 0,7M, tầm bay từ 1500 km đến 3000 km
Thừa kế những tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa 3M10, ứng dụng các loại vật liệu công nghệ nhưng tầm bắn của tên lửa được giảm từ 3000 km đến 2600 km do những nguyên nhân:
1) thiếu các số liệu đáng tin cậy về cả hai loại tên lửa;
2) 2600 km là phạm vi tầm xa tác chiến (bao gồm cả cơ động theo chiều ngang và theo chiều dọc) và 3000 km – tầm bắn tối đa (theo đường thẳng ở cùng độ cao);
3) không có lý do để sở hữu một loại tên lửa có tầm bắn quá xa như "Grenade" trên phương diện vị trí địa lý, mục tiêu tiềm năng cần tấn công, khả năng sống còn của tên lửa.
4) Không có lý luận thuyết phục về việc sở hữu một tên lửa bay đến mục tiêu trong khoảng thời gian hơn ba giờ (ở khoảng cách 2.600 km và tốc độ bay là 0,7 M).
Tổ hợp Kalibr dùng để tiêu diệt tất cả các loại tàu nổi và tàu ngầm
Nga đã tiến hành phóng thử nghiệm tên lửa đối hạm thử nghiệm đầu tiên của hệ thống Kalibr - Club vào tháng 3.2000 từ tàu ngầm nguyên tử tại Hạm đội Biển Bắc.
Đến tháng 6/2000, Nga lại tiếp tục phóng thử nghiệm lần hai tên lửa đối hạm của hệ thống này từ tàu ngầm động cơ diezel dự án 877 của Hạm đội Baltic. Theo đánh giá của các chuyên gia, cả hai lần thử nghiệm này đều rất thành công.
Tổ hợp tên lửa Club
Một điểm đặc biệt khác nhau là so với Kalibr, các tên lửa Club xuất khẩu có tầm bắn chỉ giới hạn trong khoảng cách đến 300 km. Đây là những hạn chế ràng buộc của Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa quốc tế - năm 1987 cấm cung cấp các tên lửa có tầm bắn vượt quá 300 km.
Sự ra mắt của tổ hợp tên lửa Kalibr, tên xuất khẩu là Club là một video clip, với các tên lửa xuất khẩu dành cho các nước nhỏ có lực lượng hải quân – phòng thủ bờ biển không hùng mạnh như một giải pháp tác chiến phòng ngự phi đối xứng.
Clip video cho thấy một tàu biển container bình thường với hệ thống Club-K bên trong có thể giấu kín giữa các contenor khác trên tàu hỏa hay tàu biển. Khi cần, nóc container nâng lên và các tên lửa được dựng thẳng đứng ở tư thế sẵn sàng phóng.
Tên lửa Club - K bố trí trong container
Ông Mikhaik Barabanov, chuyên gia về quốc phòng của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga) nói rằng, theo ông hiểu, Club-K còn đang ở giai đoạn phát triển.
Ông Barabanov cho rằng, Club-K sử dụng các tên lửa đã được kiểm nghiệm của Viện OKB Novator, một nhà sản xuất vũ khí Nga uy tín, chuyên sản xuất các loại tên lửa đất-không, chống ngầm và các tên lửa phóng từ tàu ngầm.
Một trong các tên lửa đó là biến thể tên lửa đặc biệt dùng để tiêu diệt hạm tàu với tầng 2 tách ra sau khi phóng, tên lửa tăng tốc lên 3M.
”Đây là sát thủ tàu sân bay. Nếu bạn sẽ bị trúng 1 hay 2 quả tên lửa trong số này, tác động động năng của nó sẽ là... đó sẽ là kinh khủng lắm”, Robert Hewson nói.
Thực tế, tập đoàn Novator đã sản xuất các tổ hợp tên lửa dành cho xuất khẩu như: Club – K (tên lửa trong container), Club-S (trang bị cho tàu ngầm), Club – N (trang bị cho tàu nổi), Club –M. Phiên bản hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển.
Tên lửa Club có 3 phiên bản chủ chốt là: 3M-54TE; 3M-54TE1; 3M-14TE
3M-54E là tên lửa chống tàu 3 tầng động cơ đẩy trong đó tầng thứ 3 là tầng đẩy tốc độ siêu âm.
3M-54E1 là tên lửa chống tàu siêu âm hai tầng động cơ đẩy
3M- 14E tên lửa tấn công các mục tiêu mặt đất.
Các tên lửa dòng Club có tầm bắn từ 15 km đến 300 km, tốc độ bay hành trình khoảng từ 180 – 240 m/s; tốc độ bay chiến đấu không dưới 700 m/s. Độ cao tiếp cận mục tiêu từ 5 – 10 m trong tên lửa chống tàu. Đối với tên lửa hải đối đất, góc tiếp mục tiêu có thể khác nhau tùy loại mục tiêu. Tên lửa có thể mang đầu đạn có khối lượng từ 200 – 450 kg.
Hệ thống tên lửa Kalibr - Club dùng để tiêu diệt tất cả các loại tàu nổi và tàu ngầm đối phương, tham gia các hoạt động tác chiến trong điều kiện bị chế áp mạnh về hoả lực và vô tuyến điện. Trên thực tế, hệ thống có thể được sử dụng trong bất kỳ điều kiện khí hậu thời tiết nào, ban ngày lẫn ban đêm.
Các loại tên lửa khác nhau của hệ thống có thể tích hợp với các bộ phận đa năng trên tàu, cho phép thay đổi tổ hợp tác chiến tên lửa trên thiết bị mang (các loại tàu) phụ thuộc vào nhiệm vụ được giao và tình hình tác chiến cụ thể.
Hiện nay, nếu bên nào sử dụng hệ thống tên lửa Club thì sẽ có nhiều ưu thế thay đổi một cách căn bản tính chất tác chiến trên biển. Chính vì thế, mặc dù với số lượng ít, hoả lực yếu nhưng lực lượng hải quân vẫn tạo được "mối nguy hiểm thực sự” cho các phi đội tàu của đối phương và phá huỷ các đường hàng hải quan trọng của chúng. Trên thế giới cho đến thời điểm này vẫn chưa có hệ thống tên lửa nào tương tự như Club.
Hệ thống tên lửa chống hạm/đối đất Kalibr - Club-K được thiết kế để bảo vệ lãnh hải, chủ quyền biển, đảo, trang bị 3 loại tên lửa hành trình 3M-54TE, 3M-54TE1, 3M-14TE.
Club-N, Club-S
Hệ thống Club bao gồm các tổ hợp tên lửa (tên lửa tấn công) Club-N, Club-S, được lắp đặt trên các tàu nổi và tàu ngầm. Các tổ hợp tên lửa bao gồm các phương tiện chiến đấu (tên lửa khác nhau, hệ thống điều khiển đa năng, bệ phóng), tổ hợp thiết bị mặt đất đa năng dùng để bảo dưỡng kỹ thuật. Các tên lửa của hệ thống được chuẩn hoá với nhau phụ thuộc vào chức năng và căn cứ bố trí khác nhau (trên mặt đất, trên biển, tàu ngầm).
Tên lửa chống tàu
Tên lửa đối hạm có cánh 3M-54E của tổ hợp Club-S (phương án lắp đặt trên tàu ngầm) dùng để tiêu diệt các loại tàu nổi khác nhau (tàu tuần tiễu, tàu khu trục, tàu đổ bộ, tàu chở hàng, tàu tên lửa hạng nhẹ…) hoạt động riêng lẻ cũng như hoạt động theo phi đội trong các điều kiện bị chế áp có tổ chức.
Đầu tự dẫn ARGS-54 của tên lửa do Công ty cổ phần mở "Radar-MMS tại thành phố Saint-Petersburg” chế tạo có cự ly hoạt động tối đa gần 60km, dài 70cm, đường kính 42cm, trọng lượng 40kg, có khả năng bảo vệ cao và có thể hoạt động khi sóng biển mạnh cấp 5-6. Tên lửa gồm máy gia tốc phóng, tầng hành trình dưới âm bay thấp, đầu đạn tác chiến xuyên mảnh siêu âm, đặc biệt có khả năng bay dưới âm.
Tên lửa có cánh đối hạm hai tầng 3M-54E1 của tổ hợp Club-S (phương án lắp đặt trên tàu ngầm) có chức năng như tên lửa 3M-54E, nhưng khác ở chỗ 3M-54E1 có chiều dài ngắn hơn (6,2m), trọng lượng đầu đạn tác chiến tăng gấp hai lần và cự ly bắn tăng 1,4 lần.
Giá phóng tên lửa hành trình Kalibr - Club trên chiến hạm nổi
Điều này cũng cho phép bố trí tên lửa trên các tàu nổi có lượng choán nước nhỏ và sử dụng trên tàu ngầm trang bị ngư lôi có chiều dài giảm đến 6,2m. Tên lửa này lần đầu tiên cho ra mắt tại triển lãm vũ khí ở Singapore vào tháng 5/1999.
Tên lửa gồm máy gia tốc phóng, tầng cơ động dưới âm bay thấp (không có tầng tác chiến riêng dưới âm). Tên lửa đối hạm dưới âm 3M-54E1 có thể lắp đặt trên các loại tàu có lượng choán nước nhỏ và tàu ngầm do nước ngoài sản xuất trang bị ngư lôi có kích thước nhỏ.
Trong trường hợp sử dụng trong tổ hợp Club-N, tên lửa đối hạm 3M-54E1 khác biệt với các tên lửa khác là có container vận chuyển – phóng thẳng đứng và phóng nghiêng. Còn tên lửa đối hạm 3M-54TE được sử dụng trong tổ hợp tên lửa Club-K, có sự khác biệt với 3M-54E ở chỗ nó được trang bị container vận chuyển – phóng thẳng đứng.
Tên lửa đối hạm có điều khiển (đôi khi gọi là tên lửa đạn đạo) 91RE1 dùng để tiêu diệt tàu ngầm của đối phương. Thành phần tác chiến của tên lửa là một ngư lôi chống tàu siêu tốc (MPT-1UME) hoặc tên lửa chống ngầm (APR-3ME) với hệ thống tự dẫn thuỷ âm đến mục tiêu được sử dụng trong tổ hợp Club-S.
Tên lửa chống ngầm của tổ hợp Club
Việc phóng tên lửa được tiến hành từ thiết bị ngư lôi 533mm có chiều dài gần 8m khi vận tốc của thiết bị mang tên lửa có thể đạt đến 15 hải lý/ giờ. Động cơ nhiên liệu rắn của tên lửa một tầng bảo đảm cơ động trong phạm vi quỹ đạo ngầm, trồi lên mặt nước và lựa chọn độ cao.
Sau khi tách khỏi tầng phóng, động cơ của tầng hai bảo đảm điều khiển tên lửa bay đến vị trí tính toán, tại đây đầu đạn tác chiến tách ra khỏi thân tên lửa, sục sạo và hướng đến tấn công mục tiêu.
Tên lửa đối hạm có điều khiển 91RE2 được sử dụng trong tổ hợp Club-N, khác với 91RE1 ở kích thước, kết cấu động cơ phóng và được trang bị container vận chuyển phóng thẳng đứng hoặc nghiêng.
Bệ phóng tên lửa của tổ hợp Club-S là các ống phóng ngư lôi thông thường 533mm, có thể phóng được tất cả các loại tên lửa của tổ hợp này mà không phụ thuộc vào chức năng của từng loại tên lửa. Bệ phóng tên lửa của tổ hợp Club-N là các thiết bị phóng đa năng (ZS-14E do KBSM tại thành phố Saint-Petersburg sản xuất) có kết cấu module. Tổ hợp thiết bị mặt đất đa năng bảo đảm bảo dưỡng tên lửa và chuẩn bị tên lửa lắp đặt trên thiết bị mang.
Nước nước ngoài đầu tiên đặt hàng hệ thống tên lửa Club là Ấn Độ. Các tổ hợp tên lửa (kể cả lắp đặt trên tàu nổi và tàu ngầm) có thể bố trí trên các chiến hạm dự án 11356 (lớp Talwar) và các tàu ngầm động cơ diezel dự án 877EKM do Nga đóng cho Ấn Độ.
Tên lửa tấn công mục tiêu mặt đất
Tên lửa 3M-14E (phương án bố trí trên tàu ngầm và tàu nổi) và 3M-14TE (bố trí trên tàu nổi) dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất hoặc ven bờ có hình dạng biên ngoài, sơ đồ khí động lực học, các đặc tính kỹ thuật, động cơ tương tự tên lửa đối hạm 3M-54E1 và giống tên lửa có cánh chiến lược của tổ hợp tên lửa RK-55 "Granat” (cự ly bắn đến 3.000m) (tên gọi theo NATO – SS-N-21 Sampson) dùng để trang bị cho các loại tàu ngầm nguyên tử dự án 971, 945, 671RTM, 667AT…
Điểm khác biệt giữa chúng là 3M-14E, 3M-14TE được trang bị đầu đạn nổ mảnh, khi nổ sẽ gây thiệt hại tối đa cho các mục tiêu (còn 3M-54E1, RK-55 "Granat” được trang bị đầu đạn tác chiến xuyên giáp), đầu tự dẫn vô tuyến ARGS-14E do Công ty cổ phần mở Radar MMS, thành phố Saint-Petersburg chế tạo với hệ thống dẫn hướng tên lửa đến mục tiêu hiệu quả cao trong giai đoạn cuối quỹ đạo bay.
Theo các chỉ số này, tên lửa có khả năng vượt trội các loại tương tự của nước ngoài, trong đó có tên lửa Tomahawk của Mỹ. Tên lửa có thể sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS và GPS. Trọng lượng phóng của tên lửa 2000kg (đầu đạn nặng 450kg) vận tốc bay đến 240m/s có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly đến 300km.
Tên lửa 3M-14E, 3M-14TE lần đầu tiên cho ra mắt trong triển lãm quốc tế về vũ khí Lục quân và Hải quân "Defexpo India” tại New Deli.
Tên lửa dành cho không quân
Tên lửa đối hạm 3M-54AE cải tiến được chế tạo trên cơ sở tên lửa đối hạm có cánh 3M-54E (phương án lắp đặt trên tàu ngầm) có thể sử dụng lắp đặt trên máy bay. Tên lửa 3M-54AE (phương án lắp đặt trên máy bay) khác với nguyên bản ở chỗ không có tầng phóng.
Tầng hành trình bảo đảm cho tên lửa bay theo quỹ đạo, tầng thứ hai (tác chiến) dùng để vượt qua vận tốc hệ thống phòng không của đối phương với vận tốc dưới âm và tiêu diệt mục tiêu. Hiện nay, thông tin về phương án này của tổ hợp chưa được công bố chi tiết.
Tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển
Tổ hợp Club-M (phương án bố trí tại căn cứ mặt đất) được chế tạo dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và trên tàu bằng các tên lửa 3M-14KE và 3M-54KE. Cự ly phát hiện mục tiêu trong chế độ thụ động đạt 450 km, chủ động -250km, cự ly bắn vào tàu nổi – 220km, mục tiêu mặt đất – 275km.
Thành phần của tổ hợp gồm các bệ phóng tự hành, các tên lửa tiêu diệt các mục tiêu nổi trên biển và mặt đất, xe liên lạc và chỉ huy, xe bảo dưỡng kỹ thuật, tổ hợp thiết bị công nghệ mặt đất, các phương tiện huấn luyện - luyện tập.
Hệ thống điều khiển các tổ hợp tên lửa đa năng dùng để chuẩn bị phóng tên lửa, thiết lập và nhập các nhiệm vụ bay làm việc trong thời gian thực. Theo các dữ liệu chỉ thị mục tiêu nhận được từ hệ thống chỉ huy – thông tin tác chiến (tổ hợp radar được điều hành bởi trắc thủ) và thông tin nhận được từ thiết bị dẫn đường của tàu, hệ thống điều khiển đa năng xử lý dữ liệu để bắn, chỉ huy chuẩn bị trước và trong khi bắn, cũng như kiểm tra hỏng hóc của tên lửa.
Theo truyền thông thế giới, có nhiều thông tin cho rằng, các chiến hạm Gepard 3.9 của Việt Nam tiếp theo sẽ được lắp các tổ hợp tên lửa hành trình tấn công mục tiêu đất liền này. Tất nhiên vẫn tầm bắn cực đại là 300 km.