Vào tháng 5.1999, New Delhi phát hiện lính đột kích Pakistan đã chiếm một số trạm gác khu vực Himalaya tại Kargil, vùng mà Ấn Độ kiểm soát trên dải Kashmir. Ban đầu, chính phủ Ấn Độ tin rằng những kẻ xâm nhập là du kích Hồi giáo thánh chiến [Mujahideen] nhưng thực tế họ là những người lính bán quân sự, được chỉ huy bởi quân đội Pakistan. Điều ngạc nhiên là, sau khi tìm ra chân tướng của nhóm trên, Ấn Độ vẫn công khai bảo vệ câu chuyện rằng họ là những tay súng thánh chiến. Trái với lẽ thường, sự nhắm mắt làm ngơ này đã giúp tạo điều kiện xuống thang cho cuộc xung đột vốn đã trở thành một cuộc chiến có giới hạn.
Gần 20 năm sau, Pakistan lại một lần nữa làm nổ ra một cuộc xung đột tại Kashmir đem 2 nước có vũ khí hạt nhân tới bờ vực chiến tranh. Một lần nữa, hai nước đưa ra một loạt các câu chuyện chỉ có nửa phần sự thật mà trong trường hợp của Pakistan thì toàn những lời dối trá. Thực tế, trong khi có nhiều sự thật của vấn đề cần được tranh luận, rõ ràng có ít nhất một thương vong trong cuộc xung đột này là sự thật đã được kiểm chứng.
Như tại Kagril, những điều không đúng sự thật đã cung cấp một con đường rất cần thiết để giảm căng thẳng, và trong ngắn hạn, cộng đồng quốc tế hoan nghênh bất cứ con đường nào để xoa dịu khủng hoảng.
Về mặt dài hạn, việc tiêu chuẩn hóa những câu chuyện thêu dệt của Ấn Độ và Pakistan sẽ tạo ra những hiệu ứng nguy hiểm, không chỉ với chính trị nội địa của cả hai nước mà với cả những cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Tại sao năm 1999 New Delhi lại công khai chấp nhận một câu chuyện bẽ mặt rằng các tay súng du kích Hồi giáo đã chiếm quyền kiểm soát lãnh thổ và quân đội Ấn Độ đã thua lớn và phải dùng không quân để đánh đuổi lực lượng mà thế giới tin rằng chỉ là một nhóm các tay súng ô hợp?
Đầu tiên, đây là một vỏ bọc dễ dàng để duy trì bởi Pakistan không bao giờ làm rõ những tay súng đó thực chất là ai. Thứ 2, Ấn Độ sẽ có một cuộc tổng tuyển cử trong vài tháng sau đó, và số phận của Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee cùng Đảng Baharatiya Janata vẫn còn mờ mịt. Năm trước đó, Vajpayee và người đồng cấp Pakistan là ông Nawaz Sharif đã khởi động một tiến trình hòa bình, còn những nhà chiến lược chính trị tại New Delhi thì lo ngại rằng hình ảnh của ông Vajpayee sẽ bị ảnh hưởng nếu đối tác Pakistan của ông lại đem quân đi đánh Ấn Độ. Một vấn đề quan trọng không kém là sự xâm nhập của các du kích Hồi giáo thánh chiến sẽ gây ít ảnh hưởng tới công chúng hơn là nếu mọi người nhận ra trước đó rằng một bộ phận quân đội Pakistan đã chủ tâm chiếm lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát.
Khi cộng đồng quốc tế cuối cùng cũng phải can thiệp và buộc Pakistan phải khôi phục lại đường kiểm soát (LOC - Line of control) là biên giới thực tế giữa hai nước, Hoa Kỳ và các nước khác cũng bằng lòng cho phép ông Sharif giữ lại câu chuyện, cung cấp cho Pakistan một đường lui trong danh dự, thay vì ép ông phải ông khai làm bẽ mặt tướng lĩnh quân đội của mình - người là chủ mưu trong cuộc khủng hoảng.
Dưới đây là những gì chúng ta biết về cuộc khủng hoảng gần đây nhất tại Nam Á. Sau vụ tấn công tự sát ngày 14.2 của nhóm thánh chiến Jaish-e-Mohammed có trụ sở tại Pakistan, vào một đoàn dân quân hộ vệ Ấn Độ, giết chết ít nhất 40 binh sĩ, lãnh đạo tại New Delhi đã phải đáp trả một cách mạnh mẽ. Ấn Độ đã đáp trả với sự kiện ít gây phương hại hơn so với vụ Kargil năm 1999, và Thủ tướng Narendra Modi, cũng là thành viên của Đảng Baharatiya Janata, sẽ có một cuộc bầu cử trong vài tháng tới.
Ấn Độ tuyên bố, vào sớm 26.2 có 12 máy bay chiến đấu bay vào không phận Pakistan để tấn công một căn cứ huấn luyện có liên quan tới JeM tại Balakot. Máy bay quay về một cách an toàn. Truyền thông Ấn Độ, dẫn nguồn tin được tiết lộ bởi chính phủ, tuyên bố căn cứ trên bị hủy diệt và khoảng 300 tay khủng bố, những kẻ bị cáo buộc được huấn luyện để chuẩn bị tấn công Ấn Độ đã bị tiêu diệt.
Quân đội Pakistan ngay lập tức tranh luận về vấn đề này và khẳng định máy bay Pakistan đã cất cánh, đánh đuổi máy bay Ấn Độ, khiến máy bay phải vội vã thả bom vào một cánh rừng ngẫu nhiên nào đó. Các quan chức Pakistan cũng phủ nhận những chứng cứ thực tế cho thấy JeM có dính líu tới vụ tấn công khủng bố ngày 14.2, dù JeM đã nhận trách nhiệm cho vụ việc này. Mặc dù tuyên bố máy bay Ấn Độ không gây thiệt hại gì, Pakistan thề sẽ đáp trả thích đáng.
Pakistan sau đó đưa máy bay công khai tấn công "các mục tiêu phi quân sự" trên lãnh thổ Ấn Độ. Lần này, Ấn Độ tuyên bố rằng đã chặn máy bay Pakistan sau một cuộc không chiến. Pakistan nói rằng đã bắn rơi 2 máy bay Ấn Độ và cả 2 phi công đều đang ở trong nhà tù Pakistan. Islamabad sau đó đã sửa lại câu chuyện, nói rằng chỉ bắn rơi 1 máy bay và bắt giữ phi công của nó. Sau một sự kiện không rõ ràng, Trung tá Abhinandan Varthaman đã được trả tự do vào ngày 1.3.
Về phần mình, Ấn Độ tuyên bố Varthaman trước khi bị bắn rơi đã hạ một máy bay F-16, rơi ở phần đường kiểm soát LOC bên phía Pakistan. Truyền thông Ấn Độ nói rằng viên phi công [của chiếc F-16] đã bị hành hình do người Pakistan tưởng anh ta là phi công Ấn Độ. Tuy nhiên, việc thả Varthaman đã đưa ra một cơ hội để bắt đầu hạ nhiệt khủng hoảng.
Các nhà báo đặt rất nhiều nghi vấn về câu chuyện này!
Nhiều nhà phân tích đã sử dụng các hình ảnh vệ tinh thương mại và thấy rất ít chứng cứ về sự thiệt hại lan rộng trong cơ sở Balakot, và cũng không có bằng chứng về thương vong lớn, cũng không có dấu hiệu về chiếc F-16 bị bắn rơi hay viên phi công được cho là đã bị hành hình đến chết của nó. Vài bài viết trên truyền thông Ấn Độ còn khẳng định New Delhi không đưa 12 chiếc máy bay chiến đấu vượt khỏi đường kiểm soát LOC, mà thực tế đã khai hỏa từ phía đường kiểm soát của Ấn Độ.
Cả Ấn Độ lẫn Pakistan đều không có bằng chứng cần thiết để bảo vệ những tuyên bố của mình. Và có thể đoán trước, Pakistan gây khó khăn rất nhiều cho bất cứ ai để có thể độc lập đánh giá thiệt hại tại Balakot. Pakistan cũng có động cơ để che đậy việc sử dụng máy bay F-16 do Mỹ chế tạo để tấn công Ấn Độ - Vì làm như vậy là vi phạm thỏa thuận sử dụng trong hợp đồng mua bán vũ khí. Trong khi đó, trên internet trần ngập các bức ảnh cũ của cơ sở Balakot và xác minh theo nhiều cách khác nhau câu chuyện mà mỗi bên ưa thích.
Một vài người dùng mạng xã hội còn sử dụng các hình ảnh trong video game, nhấn mạnh họ chứng minh được tuyên bố của phe Ấn Độ. Đảng cầm quyền và những người ủng hộ tại Ấn Độ chỉ trích những công dân đòi hỏi có bằng chứng là "phản dân tộc", trong khi lên án những người nước ngoài đặt câu hỏi về điều thật sự xảy ra là những người biện hộ cho Pakistan.
Với rủi ro lớn như vậy, tại sao cả 2 phe đều che dấu sự thật khách quan liên can?
Từ quan điểm của New Delhi, người Ấn Độ có thể ăn mừng khi không quân của họ thâm nhập vào không phận Pakistan để thả bom vào một trại huấn luyện khủng bố, xóa sổ căn cứ và các thành viên được huấn luyện. Họ cũng có thể vinh danh người hùng chiến tranh Varthaman đã bắn rơi một chiếc máy bay chiến đấu Pakistan.
Về phía Pakistan, họ có thể tuyên bố rằng máy bay của mình đã đánh đuổi máy bay Ấn Độ tại Balakot và đi vào trong lãnh thổ Ấn Độ, hạ một phi công. Thủ tướng Pakistan, Imran Khan đã gây cười cho truyền thông quốc tế khi tỏ vẻ là một lãnh đạo chính trị tài ba, và Islamabad đã nhận được rất nhiều sự hoan nghênh khi đã trao trả viên phi công, mà theo thực tế thì việc làm đó là cần thiết theo luật quốc tế. Thế giới có vẻ như đã quên Nam Á bị kéo vào tình hình căng thẳng do Pakistan chứa chấp khủng bố.
Mánh lới trong cả trường hợp này và trường hợp Kargil năm 1999, đưa ra một giải pháp quan trọng cho cả Ấn Độ và Pakistan thoát ra khỏi khủng hoảng. Nhưng liệu đây có phải là điều tốt đẹp?
Hiện tại, cả hai nước đang nuôi dưỡng những ảo tưởng về sự thuận lợi tới một mức độ rất khác biệt. Nhưng sự thật rất quan trọng.
Người Pakistan tin rằng không quân có thể bảo vệ họ, trong khi phủ nhận đất nước mình tiếp tục nuôi dưỡng khủng bố như những công cụ cho chính sách ngoại giao. Nếu Ấn Độ không hành động như tuyên bố của mình, những gì đạt được trong rủi ro gần đây nhất sẽ vượt quá những mất mát phải chịu - đang ở mức tổn thất nhỏ nhất. Điều này cho thấy, việc sử dụng khủng bố như một đội quân ủy nhiệm trong tương lai sẽ khiến nhiều người Ấn Độ thiệt mạng hơn - Điều sẽ sớm trở thành hiện thực. Ngược lại, nếu Ấn Độ thực sự hành động như họ tuyên bố thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Islamabad hiểu những gì New Delhi có thể thực hiện, khiến họ phải có sự điều chỉnh quan trọng những tính toán của mình trong tương lai.
Nhưng với những chứng cớ hiện tại, mọi bên đều cần phải thận trọng. Nếu chính phủ Ấn Độ đang tiếp tục nuôi dưỡng tính toán sai lầm về sức mạnh quân sự, toàn thể nhân dân của họ sẽ có sự ảo tưởng về những biện pháp trừng phạt đáp trả trong tương lai. Chính phủ dân sự có thể sẽ cảm thấy bị buộc phải áp dụng những tính toán sai lầm của chính mình để đáp ứng đòi hỏi của công chúng, với niềm tin quá lớn vào năng lực quân đội. Điều này sẽ gây ra những hậu quả rất tai hại. Trong ngắn hạn, Ấn Độ càng phóng đại năng lực quá lớn, sẽ tạo nên một mối nguy hiểm tương đương.
Hãy hy vọng ở cả 2 nước, khi rủi ro chính trị của sự trung thực giảm đi, sự thật sẽ được phơi bày.
Tiệp Nguyễn (chuyển ngữ)