Ấn Độ và Pakistan đấu pháo ở Kashmir - Tương quan vũ khí 2 bên ra sao?

VietTimes-- Tình hình tuyến biên giới LoC khu vực khu vực Jammu và Kashmir tiếp tục gia tăng căng thẳng, mặc dù hai chính phủ Ấn Độ và Pakistan đều có những động thái thiện chí làm giảm nguy cơ xung đột, nhưng lực lượng vũ trang các bên vẫn đang tiến hành những hoạt động quân sự trả đũa lẫn nhau.
Pháo tự hành thiết kế Hàn Quốc K-9 Vajra của Ấn Độ.
Pháo tự hành thiết kế Hàn Quốc K-9 Vajra của Ấn Độ.

Một điều đáng sợ là cả hai quân đội đều có một số lượng rất lớn pháo binh với nhiều chủng loại và cỡ nòng khác nhau.

Chuyên gia quân sự Nga, chủ nhiệm tạp chí quân sự “Atvaga – 2004”, ông  Leonid Karjakin cho biết, quân đội Ấn Độ có khoảng 4.000 khẩu pháo đang sẵn sàng chiến đấu trong đó có 1.200 -1.300 lựu pháo các loại.

Quân đội Pakistan có thể sử dụng đến 1.200 khẩu pháo các loại, đại đa số là pháo tự hành (SPA). Có tất cả hơn 800 SPA lựu pháo tự hành, trong đó có 60 xe SPA M110 của Mỹ cỡ nòng 203mm, có khả năng bắn đạn pháo nặng tới 92 kg tới khoảng cách 24km.

Pakistan mua pháo tự hành M109L 155mm SPA từ Ý vào năm 2017. Ảnh: Russian Gazeta.
Pakistan mua pháo tự hành M109L 155mm SPA từ Ý vào năm 2017. Ảnh: Russian Gazeta.
Pháo tự hành SPA M110 của Mỹ cỡ nòng 203mm. Ảnh: Russian Gazeta.
Pháo tự hành SPA M110 của Mỹ cỡ nòng 203mm. Ảnh: Russian Gazeta.

Các pháo tự hành còn lại là những phiên bản nâng cấp của pháo Mỹ SPA M109. Mới nhất là 31 khẩu pháo M109L 155mm SPA mua từ Ý vào năm 2017 - 2018, có tầm bắn hơn 30km. Tổng số M109L cỡ khoảng 96 khẩu SPA ( nguồn thông tin khác cho là 122 khẩu).

Ngoài ra, có thông tin cho rằng Pakistan hiện đang sở hữu pháo tự hành bánh hơi SPA 155 mm SH-1 sản xuất từ Trung Quốc, loại pháo này có tầm bắn hơn 50km.

Các loại pháo xe kéo hiện đại nhất là lựu pháo M198 do Mỹ sản xuất, với khoảng 148 khẩu. Pháo có trọng lượng 6.920 kg, đạn thông thường có tầm bắn đến 22km và đạn pháo phản lực có tầm bắn 30km.

Được sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài, Pakistan đang có kế hoạch hiện đại hóa quy mô lớn nhằm tăng hiệu quả của pháo tự hành SPA M109 và sản xuất khoảng 500 khẩu pháo tự hành mới trên khung gầm bánh hơi.

Pakistan hiện đang triển khai pháo nòng dài xe kéo Type 59-1, Type 54-1 và Norinco D-30. Quân đội Pakistan sử dụng khoảng 50 pháo phản lực A-100 do Trung Quốc chế tạo, phát triển trên khung ngầm tương tự như pháo hạt nhân Nasr, có thể sử dụng các loại đạn thông thường. Ngoài ra Pakistan cũng sản xuất hệ thống pháo phản lực 122mm KRL -122 của Triều Tiên theo giấy phép, đây chính là biến thể nâng cấp của BM-21 Grad Liên Xô.

Pháo binh Ấn Độ hầu hết sử dụng các pháo loại nước ngoài. Lục quân Ấn Độ không sử dụng nhiều pháo tự hành mà chủ lực là pháo xe kéo. Thời gian gần đây, quân đội Ấn Độ đưa vào bảo niêm pháo Abbot của Anh cỡ nòng 105mm. Pháo Catapult 130mm trên khung gầm xe tăng Vijayanta với khoảng 100 khẩu cũng đã được rút khỏi biên chế và đưa vào niêm cất.

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cấp lực lượng pháo binh. Trong đó có chương trình chế tạo tháp cho lựu pháo 155mm AS90 của Anh, T-6 của Nam Phi, Zuzana của Slovak, lắp đặt trên thân xe T-72M1. Nhưng những kết quả đạt được chưa đúng yêu cầu của Ấn Độ, có nhiều thiếu sót khiến SPA không được đưa vào khai thác sử dụng.

Quân đội Ấn Độ đang nỗ lực phát triển pháo tự hành hiện đại. Công nghiệp quốc phòng quốc gia Hindu đã giới thiệu SPA ACS Bhim, sử dụng tháp pháo T-6 của Nam Phi, lắp đặt trên thân xe tăng chủ lực do Ấn Độ sản xuất. Trên cơ sở pháo tự hành bọc thép này, Ấn Độ chế tạo pháo tự hành SPA Arjun Catapult Mk.2 130mm, nhưng không cạnh tranh được với các loại pháo tự hành hiện đại ngày nay.

Hiện nay, quân đội Ấn Độ đang nghiên cứu phương án mua thiết kế SPA 2S19M1-155 của Nga, sử dụng pháo cỡ nòng 155mm kiểu đạn NATO. Đây là loại pháo tự hành mới nhất, được lắp máy điều hòa nhiệt độ. Hệ thống kính quan sát và kính ngắm ngày-đêm quang ảnh nhiệt, máy tính đạn đạo, hệ thống định vị vệ tinh và tự thiết lập bản đồ. Xe trang bị động cơ 1.000 mã lực và có khả năng cơ động cao trên địa hình phức tạp.

Mặc dù nguyên mẫu thiết kế thể hiện rất tốt khi thử nghiệm, nhưng trong đấu thầu công khai, đáp ứng yêu cầu của Mỹ, Ấn Độ chọn thiết kế K9 Hàn Quốc, sản phẩm này được đưa vào sản xuất và đặt tên là Vajra.

Pháo tự hành thiết kế Hàn Quốc K-9 Vajra của Ấn Độ. Ảnh: Russian Gazeta.
Pháo tự hành thiết kế Hàn Quốc K-9 Vajra của Ấn Độ. Ảnh: Russian Gazeta.

Pháo tự hành Vajra nặng 47 tấn, sử dụng lựu pháo cỡ nòng 155mm có tầm bắn bằng đạn thông thường trên khoảng cách đến 40km, đạn hiện đại hóa đến 50km. Tốc độ bắn khoảng 6-8 phát/phút. Công suất động cơ 1.000 mã lực. Tốc độ cơ động trên đường nhựa đến 67km/h. Xe còn được trang bị thêm súng máy phòng không 12,7mm, kíp xe có 5 người. Dự kiến trong vòng 3 năm tới, quân đội Ấn Độ sẽ có khoảng 100 khẩu pháo K9 Vajra

Ngoài pháo tự hành Vajra, trong cuộc diễu hành quân sự ở Delhi, lục quân Ấn Độ cũng đưa ra một số khẩu dã pháo trong số 145 pháo hạng nhẹ 155mm M-777 do Mỹ sản xuất, được thiết kế để chiến đấu trong các vùng miền núi.

Ấn Độ hiện đang sử dụng lựu pháo xe kéo FH-77B 155 mm của Thụy Điển, 100 khẩu trong số 300 khẩu pháo được nâng cấp chiều dài nòng súng, tăng tầm bắn từ 27 lên 38km.

Trong biên chế của quân đội Ấn Độ, hiện có khoảng 200 khẩu pháo xe kéo 130 mm М46 được nâng cấp lên cỡ nòng 155mm cỡ đạn NATO. Pháo binh Ấn Độ vẫn sử dụng pháo có từ thời Liên Xô 122mm D-30.

Tình huống căng thẳng trên vùng biên giới hiện đang dẫn đến những cuộc đấu hỏa lực không chủ ý, gây tổn thất không chỉ cho quân đội mà cho cả dân thường hai bên, nhưng chính phủ 2 nước và người dân trong khu vực đều không muốn có chiến tranh.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, có thể Pakistan và Ấn Độ sẽ tiếp tục đàm phán để có những quy định mới, củng cố thêm điểu kiện ngừng bắn giữa 2 quốc gia và giảm thiểu nguy cơ bị tấn công khủng bố của các nhóm Hồi giáo vũ trang ở Pakistan.