Sự thật về “60 quốc gia ủng hộ” Trung Quốc về Biển Đông

VietTimes--Ngày 16/6, trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, có phóng viên đã yêu cầu Bộ ngoại giao nước này cung cấp danh sách 60 quốc gia ủng hộ lập trường của Trung Quốc trên biển Đông. Bộ ngoại giao Trung Quốc đã bị dồn vào thế bí và trả lời "không thể đếm được con số này"!
Trung Quốc đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan trong vụ kiện biển Đông
Trung Quốc đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan trong vụ kiện biển Đông

Ngày 17/6, hãng BBC đưa tin, có nhà phân tích chỉ ra rằng, cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có 8-9 quốc gia dám công khai đứng ra bày tỏ thái độ ủng hộ lập trường, hầu hết đều là những nước nhỏ ít có sự ảnh hưởng, trong đó còn bao gồm một số quốc gia không có biển.

Ngày 16/6, ông Ankit Panda – biên tập viên phụ trách các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương của tờ The Diplomat (Mỹ) đã có bài phân tích chỉ ra rằng, kể cả “người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng không thể kể ra được 60 quốc gia đó là những quốc gia nào”.

Ông Ankit Panda cho biết, ngoài hai quốc gia châu Phi nói trên công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, còn có mấy nước nhỏ ở miền Nam châu Phi như Lesotho, Gambia, Niger, Sudan thuộc Bắc Phi, Afghanistan - quốc gia không có biển ở Trung Á và quốc đảo Thái Bình Dương Vanuatu.

Không có cái gọi là có "60 quốc gia" ủng hộ những hành vi trái phép của Trung Quốc trên biển Đông 

Ông Ankit Panda phân tích, 8 nước nói trên có sự ảnh hưởng về chính trị, kinh tế rất nhỏ, cách Trung Quốc rất xa, không có liên hệ gì với các sự vụ trên biển Đông. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng, ít nhất những phát ngôn trên của Bộ ngoại giao Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh “vẫn quan tâm đến thể diện trên trường quốc tế”.

Qua điều tra, phóng viên thường trú của tờ Wall Street Jounal tại Bắc Kinh Jeremy Page phát hiện ra rằng, tổng cộng chỉ có “9 quốc gia” ủng hộ lập trường của Bắc Kinh, một quốc gia khác là nước cộng hòa Togo rất nhỏ ở Tây Phi. 5 quốc gia được Trung Quốc coi là ủng hộ lập trường của Bắc Kinh nhưng lại phủ nhận điều này là Ba Lan, Slovenia, Bosnia – Herzegovina, Campuchia và Fiji.

Các nhà phân tích cho rằng, kể cả Nga – nước lớn duy nhất nằm trong danh sách của cái gọi là ủng hộ lập trường của Trung Quốc trên biển Đông cũng chỉ biểu thị phản đối “quốc tế hóa vấn đề biển Đông” chứ không công khai bày tỏ ủng hộ chủ trương và lập trường của Trung Quốc trên biển Đông.

Thậm chí Ba Lan còn thể hiện sự bất bình đối với quan điểm của Trung Quốc. Chính phủ Ba Lan phát biểu thông cáo cho biết, cách nói của chính phủ Trung Quốc “chưa phản ánh được chính xác lập trường của Ba Lan trong vấn đề biển Đông”. Với vai trò là nước thành viên trong liên minh EU, lập trường Ba Lan thống nhất với EU trong vấn đề này.

Một nước thành viên khác của EU là Slovenia cũng công khai phủ nhận ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vụ kiện biển Đông. Ngay cả Campuchia – quốc gia nhận được các khoản đầu tư và viện trợ lớn của Trung Quốc cũng phủ nhận không ký kết bất kỳ hiệp định gì với Trung Quốc về lập trường trong vấn đề biển Đông. Lào và Brunei thì thẳng thắng trả lời câu hỏi phỏng vấn của các phóng viên và chỉ nói rằng “chính sách không có gì thay đổi”.

Ngày 16/6, trong cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Trung Quốc, một phóng viên hỏi: Trước đó anh nói có gần 60 quốc gia ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, anh có thể cung cấp danh sách các quốc gia này để chúng tôi có thể đưa tin sâu hơn không? Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trả lời vòng vo: "Tôi nhớ là lần trước hãng thông tấn Pháp AFP cũng đã hỏi một câu hỏi tương tự. Ở đây tôi muốn giải thích một chút, chắc là anh cũng nhớ, không phải tôi nói có gần 60 quốc gia, mà là vị phóng viên đặt câu hỏi lúc đó nói đã có gần 60 quốc gia. Tôi có thể nhắc lại câu trả lời lần trước, chúng tôi không đi đếm con số này, tuy nhiên với số liệu hiện tại đã nắm bắt, chắc chắn là nhiều hơn con số 8,9 quốc gia rồi, điều này đã đủ để nói rõ vấn đề. Hôm nay anh đã hỏi thì tôi có thể trả lời anh rằng, vài ngày gần đây lại có thêm một số quốc gia công khai đưa ra tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc".

Rõ ràng Trung Quốc đang rất bí và lo sợ bị bóc trần sự thật yêu sách ngang ngược của nước này ở Biển Đông hầu như không được ai ủng hộ, chỉ trừ một số nước không liên quan gì và trót "chịu ơn mưa móc", nhận viện trợ và đầu tư kinh tế từ Trung Quốc nên đành nhắm mắt nói bừa...

Đ.Q