Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith đã phải hoãn cuộc họp hàng tháng của chính phủ và chỉ đạo các thành viên nội các cùng những quan chức cao cấp tới thị sát tới Sanamxay để khắc phục sự cố, cũng như cứu trợ cho các đồng bào bị lũ lụt.
Vụ vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy đã khiến 6 ngôi làng ở Sanamxay bao gồm Yai Thae, Hinlad, Mai, Thasengchan, Tha Hin và Samong, Hinlad và Mai.
Thảm họa được miêu tả là đã khiến "hơn một trăm người mất tích", khoảng 1.300 hộ dân (6.600 người) mất nhà cửa.
|
Các nạn nhân trong vụ vỡ đập thủy điện trại quận Sanamxay.
|
Chính quyền tỉnh Attapeu đã tuyên bố cần cứu tế các nạn nhân do vụ vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy tại quận Sanamxay đặc biệt là ở khu vực giữa đập. Những nhà chức trách tại tỉnh Attapeu cũng đã thúc giục đảng, các tổ chức chính phủ, cộng đồng doanh nhân, quan chức, cảnh sát và quân đội và những người thuộc mọi tầng lớp cung cấp sự trợ giúp khẩn cấp cho các nạn nhân bao gồm: quần áo, thức ăn, nước uống, thuốc, tiền mặt và những đồ dùng liên quan.
Công trình thủy điện nằm ở phía nam nước Lào được thi công bởi công ty năng lượng Xe Pian-Xe Namnoy (PNPC) có công suất 410MW dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019. PNPC là một công ty liên doanh được thành lập tháng 3.2012 bởi SK E&C, KOWEPO, RATCH, LHSE. Trong đó, SK E&C giữ 24% cổ phần, LHSE giữ 26% cổ phần, còn RATCH và KOWEPO chia nhau phần còn lại trong cổ phần của dự án.
Đây là dự án BOT trị giá khoảng 1,02 tỷ USD được đảm trách bởi những công ty Hàn Quốc tại Lào.Việc nghiên cứu thực thi dự án được hoàn thành vào tháng 11.2008, việc xây dựng được bắt đầu vào tháng 2.2013 và kế hoạch triển khai thương mại được hy vọng sẽ bắt đầu vào năm 2018.
Nguyên nhân vỡ đập thủy điện Xepian - Xe Nam Noy được cho là do mưa lớn.
Trong số các nhà thầu tham gia dự án thủy điện Xepian - Xe Nam Noy, được biết, có ít nhất một nhà thầu phụ đến từ Việt Nam. Đó là Công ty Cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam (CMVietnam). Trong một công bố trên website, CMVietnam cho biết, đã ký hợp đồng với Tổng thầu SK Engineering & Construction (Hàn Quốc) thi công gói 9, tại dự án thủy điện Xepian - Xe Nam Noy (Lào). Như miêu tả, hợp đồng này có giá trị 7,954 triệu USD (tổng giá trị thi công: 171,1 tỷ VNĐ), với thời gian thi công là 3 năm (từ 2014 - 2017). Địa điểm tại sông Xenamnoy thuộc hai tỉnh Champask và Attapeu – Lào. "Hạng mục thi công: Đào, đắp, bê tông Nhà máy, đường ống áp lực và trạm phân phối điện" - CMVietnam công bố.
Thông tin trong Báo cáo tài chính của CMVietnam cũng khẳng định về hợp đồng mà thầu phụ này đã ký với thầu chính SK Engineering & Construction. Cụ thể, theo BCTC hợp nhất năm 2017 của CMVietnam, tính đến ngày 31/12/2017, công ty đang có một khoản phải thu lên đến 37 tỷ đồng với SK Engineering & Construction. Đây cũng là khoản phải thu từ khách hàng lớn nhất của CMVietnam. Theo CMVietnam, dự án thủy điện Xepian-Xe Nam Noy có giá trị 830 triệu US$ được đầu tư bởi Liên doanh gồm Chính phủ Lào (24%), các Cty Hàn Quốc ‘SK Engineering & Construction’ (26%) và ‘Korean Western Power’ (25%), Công ty Thái Lan ‘Ratchaburi Electric Generating Holding PLC’ (25%). "Dự án nằm trên sông Xe Kong dài 480km bắt nguồn từ sườn phía đông dãy Trường Sơn tại tỉnh Thừa Thiên Huế chảy qua Nam Lào sang Campuchia rồi nhập vào sông Mekong. Đoạn sông trong vùng xây dựng đập có địa hình dốc, cao trình chênh nhau 800m. Các công trình đầu mối gồm đập tràn chuyển dòng và 2 đập ngăn sông: đập đất đá hỗn hợp Xe Pian cao 49m và đập đá lõi đất Xe Namnoy cao 78m. Nhà máy thủy điện gồm 3 tuabin Pelton có công suất 3×124 MW, sản lượng điện 1927GWh/năm. Sau khi hoàn thành vào năm 2019, 90% sản lượng điện sẽ xuất khẩu sang Thái Lan", CMVietnam cho biết. Chưa rõ khi xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Xepian - Xe Nam Noy, có công nhân hay phương tiện nào của CMVietnam trên công trường này hay không; Và cũng chưa rõ nhà thầu phụ này có bị ảnh hưởng gì (?). Như đã đề cập, gói thầu của CMVietnam có thời gian thi công là 3 năm, từ 2014 - 2017. Nhưng chưa dám chắc nó đã hoàn thiện như kế hoạch hay còn bị kéo dài đến lúc này (?). Cuối giờ chiều nay 24/7, PV VietTimes đã nhiều lần liên hệ vào số liên lạc mà CMVietnam công bố trên website công ty. Tuy nhiên không có người bắt máy. Liên lạc theo số điện thoại cá nhân của người phụ trách công bố thông tin của CMVietnam (số máy đăng ký với UBCKNN) cũng cho kết quả tương tự. Chỉ sau vài hồi chuông, đầu dây bên kia đã dập máy. PV đã nỗ lực nhắn tin nhưng không có hồi âm./. |