Sống sót qua đại dịch COVID-19, gọi tên các ngành “khỏi bệnh” nhanh

VietTimes – Hậu COVID-19, cùng gọi tên các ngành “khỏi bệnh” nhanh để giải mã xu hướng phát triển sau đại dịch.
Họp tìm hướng sản xuất kinh doanh nhiều đơn vị được tiến hành quyết liệt (Ảnh: Hòa Bình)
Họp tìm hướng sản xuất kinh doanh nhiều đơn vị được tiến hành quyết liệt (Ảnh: Hòa Bình)

“Sống sót” qua đại dịch COVID-19

Ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19 là điều không tránh khỏi khi mà chưa biết đến bao giờ thế giới mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng lần này. 

Tuy nhiên, nhiều ngành nghề lại đang tìm thấy cho mình cơ hội, thậm chí là phát triển mạnh mẽ hơn sau dịch, thực sự biến nguy thành cơ, điển hình như Y tế - sức khỏe với nhu cầu chăm sóc sức khỏe và điều trị trước tình hình nhiều căn bệnh hiện đại có nguy cơ tăng cao. Nông nghiệp sạch và nhu cầu tìm về các thực phẩm an toàn, sạch, thuần tự nhiên.

Dễ thấy, điểm chung lớn nhất của những ngành này là đều liên hệ mật thiết đến các nhu cầu cơ bản của con người như ăn uống, chăm sóc sức khỏe và tận hưởng cuộc sống. 

Đứng trước các biến cố lớn, con người trở lại với bản năng tìm về những giá trị hạnh phúc cơ bản nhất. Do đó lối sống thuận tự nhiên, một sức khỏe tốt và khả năng thụ hưởng cuộc sống chính là công thức hạnh phúc được nhiều người tìm đến.

Cán bộ nhân viên công ty Điện Quang sản xuất trong giai đoạn bình thường mới (Ảnh: Hòa Bình chụp ngày 8/5)
Thúc đẩy sản xuất hàng hóa nội địa trong giai đoạn bình thường mới (Ảnh: Hòa Bình)


Nhiều dự án khu biệt thự sinh thái đang tìm kiếm đất có lợi thế về thiên nhiên (chưa bị khai thác nhiều, khí hậu mát mẻ, gần biển…) và vị trí (gần tuyến đường/ nút giao thông quan trọng, di chuyển dễ dàng đến các trung tâm lân cận) nên những khu vực như Lâm Đồng, ngoại ven Đà Lạt và các khu kinh tế mới như Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) bắt đầu được chú ý.

Sử dụng đất cho vấn đề phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hữu cơ/organic cũng là vấn đề nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nhờ tận dụng được nguồn đất ở những khu vực cách biệt - xa đô thị lớn, có nhiều yếu tố tự nhiên và chưa bị khai thác/tác động bởi con người như Đơn Dương, Bảo Lộc, Bắc Vân Phong, Đồng Tháp…, nhiều công ty nông nghiệp organic như Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp U&I (Unifarm) đã tiết kiệm được đáng kể chi phí cải tạo đất để làm nông nghiệp cũng như tìm được lợi thế nền tảng để phát triển bền vững việc kinh doanh của mình. 

Theo chia sẻ từ ông Nguyễn Hồng Phúc - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Phúc Nguyễn, trong quá trình hoàn thiện đề án Trung tâm hỗ trợ phục hồi kháng ung thư - một dự án tâm huyết của công ty sắp công bố trong năm nay, việc chọn lựa vị trí đất xây dựng vừa quan trọng cũng vừa nhức nhối nhất. 

Ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Công ty CP Đầu tư Phúc Nguyễn (Ảnh: HTV9)
Ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Công ty CP Đầu tư Phúc Nguyễn (Ảnh: HTV9) 


Ngoài các yếu tố cơ bản như xa trung tâm, quỹ đất rộng, cơ sở hạ tầng tốt và dễ giải tỏa, với đặc thù là một trung tâm phục hồi sức khỏe, vấn đề điều kiện thiên nhiên (cảnh quan thiên nhiên, môi trường không khí…) và thậm chí là năng lượng, thổ khí và phong thủy cũng là vấn đề cần chú ý.

Ông Phúc chia sẻ kinh nghiệm từ cá nhân cũng như từ nhiều đơn vị đã tư vấn, để tìm được khu vực đất tốt để xây dựng các dự án có tính lâu dài, nhà đầu tư nên quan tâm khâu tiền trạm, khảo sát và đặc biệt chú ý yếu tố “những vùng đất chưa được khai thác” thì sẽ có nhiều khả năng phù hợp hơn là lựa chọn những vị trí, khu vực đã có lịch sử khai thác.

Hiện dự án Trung tâm hỗ trợ phục hồi kháng ung thư của ông Nguyễn Hồng Phúc (Công ty cổ phần đầu tư Phúc Nguyễn) đang trong những giai đoạn cuối cùng về mặt pháp lý và đã xác nhận chọn vùng Bắc Vân Phong (thuộc Vạn Ninh, Khánh Hòa) để đầu tư.

Chìa khóa ở “vùng đất mới”

Cơ sở hạ tầng và yếu tố sinh thái cùng tiềm năng phát triển lớn ở Bắc Vân Phong
Cơ sở hạ tầng và yếu tố sinh thái cùng tiềm năng phát triển Bắc Vân Phong (Ảnh: Tin Tin Tran) 


Giới chuyên gia cho rằng, phát triển bất động sản xanh, thân thiện với môi trường là xu hướng tất yếu trong thời gian tới trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Bên cạnh đó, yêu cầu ngày càng cao và mức độ chịu chi cho không gian sống an toàn, thoải mái và thông minh hơn của khách hàng cũng thúc đẩy thị trường này phát triển.

Báo cáo và khảo sát World Green Building Trends 2018 của Dodge Data & Analytics cũng đưa ra những nhận định khả quan về tình hình phát triển công trình xanh ở Việt Nam. Các dự án công trình xanh hiện chỉ chiếm 13% nhưng dự báo sẽ tăng gấp đôi với 24% vào năm 2021. 

Theo báo cáo này, Việt Nam có tỷ lệ phát triển công trình xanh chung cư vào năm 2021 cao nhất thế giới, chiếm đến 61%, so với mức trung bình thế giới là 30% và Singapore là 25%. Sự quan tâm đến công trình lành mạnh cải thiện sức khỏe (healthy buildings) của Việt Nam chiếm đến 28%, cao hơn mức trung bình toàn cầu, chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và Mỹ.

“Vì lí do này, các khu vực phát triển tiềm năng, có các điều kiện sinh thái tự nhiên như Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ là những khu vực khai thác dự án giàu tiềm năng thời gian tới” – Bà Nguyễn Nhất Ly, Phó chủ tịch Lean Group cho biết. 

Bà Nguyễn Nhất Ly, Phó chủ tịch Lean Group (Ảnh: HB)
Bà Nguyễn Nhất Ly, Phó chủ tịch Lean Group (Ảnh: HB) 


Khu vực này sở hữu các thắng cảnh đáng chú ý như: Đảo Điệp Sơn với con đường đi bộ giữa biển độc đáo, Bãi Sơn Đừng nổi tiếng vịnh Vân Phong, Mũi Đôi điểm đón ánh bình minh sớm nhất trên cả nước, Biển Đại Lãnh trong xanh hấp dẫn du khách.

Bắc Vân Phong được xác định là 1 trong những đặc khu kinh tế đặc biệt của Việt Nam, trong đó có quy hoạch phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ cao, y tế, công nghiệp 4.0, nông nghiệp công nghệ cao. Phù hợp với xu hướng phát triển các nhóm ngành về sức khỏe, công nghiệp sạch sau đại dịch.

Thậm chí khu vực còn thu hút nhà đầu tư nước ngoài (nhất là đối tượng đang có ý định xây dựng các nhà xưởng, phát triển công nghiệp tại Việt Nam) nhờ các thuận lợi đặc biệt, đơn cử như vấn đề vị trí.

“Vị trí độc tôn, kết nối kinh tế trong nước và quốc tế của Bắc Vân Phong là ưu thế nổi bật, nằm ngay khu vực cực Đông Việt Nam, nơi vượt Thái Bình Dương là ngắn nhất và thuận lợi hơn so với hầu hết các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Với lợi thế Bắc Khánh Hòa, Nam Phú Yên, Bắc Vân Phong thuận lợi giao thương hàng hóa h đến Nha Trang, và các tỉnh lân cận như Đắc Lắc, Tây Nguyên, Bình Thuận, Gia Lai và đặc biệt là Campuchia, Lào” – Bà Ly phân tích.  

“Đây là khu vực đáp ứng gần như đầy đủ các vấn đề đặt ra của các ngành phát triển tiềm năng sau đại dịch. Nơi nào có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, hiệu quả và có thể hình thành cụm công nghiệp thì hầu hết doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tìm hiểu đầu tư - đặc biệt nơi có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước và dễ dàng xuất nhập khẩu tức nơi có đường đi vận tải phù hợp cho đầu vào và ra của sản phẩm” – Phó chủ tịch Lean Group lưu ý thêm.