|
Theo thông tin được Tổng cục Hải quan đưa ra, trong năm 2015, ngành nàythu ngân sáchđược 261.824 tỷ đồng, vượt 0,7% so vơi dự toán được giao (dự toán 260.000 tỷ đồng).
Trong đó nguồn thu lớn nhất của Hải quan là thuế VAT với con số 162.380 tỷ đồng, tương đương 62,01%.
3 sắc thuế khác là thuế xuât nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường đóng góp 98.957 tỷ đồng, chiếm 37,79%; và các nguồn thu khác 487 tỷ đồng, chiếm gần 0,2%.
Xét về đóng góp của các đơn vị hải quan địa phương, năm qua có 7/34 cục hải quan địa phương có số thu ngân sách đạt từ 10.000 tỷ trở lên gồm: TP.HCM, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.
Tổng số thu của 7 đơn vị này đạt gần 220.090 tỷ đồng, chiếm hơn 84% tổng thu của toànNgành Hải quan.
Trong đó 2 đơn vị có đóng góp lớn nhất là Cục Hải quan TP.HCM với 93.894,9 tỷ đồng; tiếp đến là Cục Hải quan Hải Phòng 45.478,4 tỷ đồng.
Đáng chú ý trong khi hầu hết các cục hải quan địa phương thu đạt và vượt chỉ tiêu dự toán thì một số cục có chỉ tiêu thu lớn nhưng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ dầu thô xuất khẩu hay xăng dầu nhập khẩu như: Cục Hải quan Bà Rịa Vũng Tàu; Cục Hải quan Quảng Ninh; Cục Hải quan Khánh Hòa; Cục Hải quan Quảng Ngãi kết quả thu đạt khá thấp.
Cụ thể: Cục Hải quan Bà Rịa Vũng Tàu chỉ thu được 18.319,7 tỷ đồng, bằng 73,57% chỉ tiêu; Cục Hải quan Quảng Ninh thu 14.511 tỷ đồng, bằng 73,29% chỉ tiêu; Cục Hải quan Khánh Hòa thu 3.533,6 tỷ đồng, bằng 50,48% chỉ tiêu; Cục Hải quan Quảng Ngãi thu 677,7 tỷ đồng, bằng 50,2% chỉ tiêu.
Năm 2016, Tổng cục Hải quan được giao chỉ tiêu dự toán thu ngân sách 270.000 tỷ đồng, tăng 10.000 tỷ đồng so với chỉ tiêu năm 2015.
Theo Trí thức trẻ