Đây là vũ khí tương tự như súng phóng lựu cầm tay AT-4, M-72 Mỹ hoặc Mukha RPG-18 của bộ binh được trang bị cho cá nhân, nhưng sức mạnh phá hủy và tiêu diệt địch không dựa trên động năng của thuốc nổ mạnh, mà dựa trên nguyên tắc thermodinamic.
Ở Nga, súng phóng lựu nhiệt áp được đưa vào biên chế chính thức trong quân đội từ năm 2003, nhưng một tạp chí Mỹ Popular Mechanics cho rằng Shmel đã được phát triển từ năm 1970 ở Liên Xô.
Mặc dù vũ khí mang tính cá nhân, khá gọn nhẹ và được trang bị như hỏa khí đi cùng của tiểu tổ bộ binh, nhưng Shmel là vũ khí nhiệt áp (thermobasic weapon), sử dụng hỗn hợp chất nổ và nhiên liệu dễ cháy nhiệt lượng cao. Khi đạn bay đến mục tiêu và phát nổ, hỗn hợp nhiên liệu thuốc nổ này bung ra trong không khí tạo thành một đám mây bụi soil – khí và đầu nổ nổ kích hoạt đám mây bụi này phát nổ và cháy với tốc độ cao.
Vụ cháy – nổ của vũ khí nhiệt áp có sức phá hủy khủng khiếp, đám mây lửa này có đường kính khoảng 6-7m, đốt cháy toàn bộ không khí và tạo ra một vùng chân không ở tâm nổ, gây áp lực cực lớn.
Shmel rất hiệu quả trong tác chiến chống binh lực đối phương ẩn nấp trong các công trình xây dựng, các hầm ngầm, đường hào có nắp và thậm chí trong xe BTR do những hạt sương nhiên liệu – chất nổ có thể len vào các khe nhỏ.
Trong trận chiến ở Fallujah tại Iraq vào năm 2005, lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ sử dụng tổ hợp phóng tên lửa đa năng tỳ vai đã bắn một đầu đạn nhiệt áp (tương tự như Shmel) phá hủy hoàn toàn một ngôi nhà bằng đá trên khoảng cách 100 m.
Vũ khí nhiệt áp thông thường phá hủy hoàn toàn công trình xây dựng do đầu đạn khi lọt vào mục tiêu, bằng áp suất lớn sẽ phá hủy công trình từ bên trong.
Sự xuất hiện của Shmel ở Syria không có gì đáng ngạc nhiên, trong các trận chiến chống khủng bố ở Chesnia, loại vũ khí này đã thể hiện rõ uy lực của nó.
Mặc dù khá nặng, cả thùng phóng khoảng 9kg, Shmel khá đơn giản trong sử dụng và có thể tấn công mục tiêu trên khoảng cách đến 800m.
Theo QPAN