Sau xe tăng, liệu Mỹ sẽ cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine? Nga cảnh báo

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –  Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ J.Finer cho biết không loại trừ khả năng viện trợ máy bay chiến đấu cho Ukraine. Nga cáo buộc Mỹ kéo dài xung đột và nói Tổng thống Joe Biden đã có thể kết thúc chiến tranh.
Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ là phương tiện chiến tranh mà Ukraine đang rất muốn có (Ảnh: Xinhua).
Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ là phương tiện chiến tranh mà Ukraine đang rất muốn có (Ảnh: Xinhua).

Sau khi quyết định cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, Mỹ không loại trừ khả năng cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine - điều mà Kiev rất mong muốn. Phó cố vấn an ninh quốc gia Jon Finer đã đưa ra phát biểu trên trong một chương trình truyền hình hôm thứ Năm (26/1). Trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình MSNBC của Mỹ, khi được hỏi liệu Mỹ có xem xét cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine hay không? Ông Finer trả lời rằng: "Không có hệ thống vũ khí cụ thể nào bị loại trừ. Việc hỗ trợ sẽ được cung cấp theo nhu cầu của Ukraine. Chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề này một cách cẩn thận."

Trước đó, cựu Đại sứ Ukraine tại Đức Andrij Melnyk đã đưa ra lời kêu gọi quốc tế cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, hy vọng các đồng minh có thể cung cấp cho họ máy bay chiến đấu F-16 và F-35 của Mỹ, các loại máy bay chiến đấu Eurofighter và Tornado của châu Âu, Rafale của Pháp, JAS 39 Gripen của Thụy Điển. Ông Melnik hiện là Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine.

Xe tăng Leopard-2 đã được Đức cam kết viện trợ cho Ukraine (Ảnh: Sina).

Xe tăng Leopard-2 đã được Đức cam kết viện trợ cho Ukraine (Ảnh: Sina).

Vào tuần trước Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra nói trước quốc hội rằng quốc hội Hà Lan có thái độ cởi mở về vấn đề này. Sau khi tuyên bố Ukraine cung cấp xe tăng Leopard-2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz (Đảng SPD) hôm thứ Tư (25/1) cho biết Đức sẽ không viện trợ các máy bay chiến đấu cho Ukraine.

Vài giờ sau khi Đức quyết định cung cấp xe tăng Leopard-2, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Tư (25/1) cũng tuyên bố Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine 31 xe tăng M1 Abrams.

Ngày 27/1, Đại sứ Ukraine tại Pháp Vadim Omelchenko nói, cho đến thời điểm đó, Mỹ, Đức và các nước phương Tây khác đã hứa cung cấp cho Ukraine 321 xe tăng chiến đấu chủ lực. Cùng ngày, Nga cáo buộc các nước phương Tây làm như thế sẽ đẩy xung đột lên một tầm cao mới và Mỹ muốn kéo dài xung đột thông qua viện trợ quân sự cho Ukraine.

Ngoài xe tăng chiến đấu chủ lực, Ukraine còn muốn các nước phương Tây cung cấp vũ khí và thiết bị tiên tiến hơn như máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, các nước phương Tây hiện tỏ ra thận trọng về lời kêu gọi này.

Mỹ đã hứa viện trợ cho Ukraine 31 xe tăng M1 Abrams (Ảnh: Sohu).

Mỹ đã hứa viện trợ cho Ukraine 31 xe tăng M1 Abrams (Ảnh: Sohu).

Nga chỉ trích Mỹ kích thích đối kháng

Tiếp theo cam kết trước đó cung cấp cho Ukraine 14 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2 do Đức sản xuất, chính phủ Ba Lan ngày 27/1 đã thông báo rằng họ dự định cung cấp cho Ukraine 60 xe tăng chiến đấu chủ lực khác.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết: "Bây giờ, chúng tôi đã sẵn sàng chuyển giao cho Ukraine 60 xe tăng hiện đại, 30 chiếc trong số đó là loại PT-91".

Xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91 "Tough" là phiên bản nâng cấp của xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất với hệ thống kiểm soát hỏa lực, tính cơ động và hệ thống phòng thủ tốt hơn. Reuters đưa tin, vào tháng 4 năm ngoái, hai tháng sau khi Nga phát động “Chiến dịch quân sự đặc biệt”, Ba Lan đã cung cấp xe tăng cho Ukraine.

Trước áp lực liên tục từ Ba Lan, Mỹ và các nước khác, Đức đã thay đổi lập trường và quyết định cung cấp cho Ukraine xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2 và chấp thuận cho các quốc gia khác có xe tăng do Đức sản xuất làm điều tương tự.

Đại sứ Ukraine tại Pháp Omelchenko cho biết trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông vào ngày 27 rằng kể từ ngày hôm đó, các nước phương Tây đã hứa cung cấp cho Ukraine 321 xe tăng hạng nặng như vậy. Tuy nhiên, ông Omelchenko không nói rõ số lượng xe tăng mà mỗi quốc gia cung cấp. "Các điều kiện giao hàng khác nhau và chúng tôi cần nhận được sự giúp đỡ này càng nhanh càng tốt."

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 27/1 cho biết viện trợ cho Ukraine sẽ đẩy cuộc đối đầu giữa phương Tây và Nga lên một tầm cao mới. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cùng ngày nhắc lại rằng Mỹ đang có ý đồ kéo dài cuộc xung đột bằng sự viện trợ quân sự: “Tổng thống Mỹ Biden nắm trong tay chìa khóa để chấm dứt xung đột nhưng không sẵn sàng sử dụng nó. Thay vào đó, ông ấy chọn con đường cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine".

Ông Fyodor Lukyanov, phụ trách bộ phận nghiên cứu tại Câu lạc bộ tranh luận quốc tế Valdai của Nga, cho rằng việc phương Tây cung cấp xe tăng cho Ukraine rất có thể sẽ đẩy Nga và NATO đến bờ vực của một cuộc xung đột trực tiếp.

Trước đó, Nga đã nhiều lần nói rằng Mỹ kéo dài cuộc xung đột bằng cách cung cấp vũ khí cho Kiev và Ukraine đã hành động theo chỉ dẫn của Washington. Chính phủ Mỹ đã phản bác, cho rằng chiến tranh chỉ có thể kết thúc nếu Nga rút quân.

Ông Peskov, Thư ký báo chí Điện Kremlin cáo buộc Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn kéo dài cuộc xung đột Nga-Ukraine (Ảnh: DPA).

Ông Peskov, Thư ký báo chí Điện Kremlin cáo buộc Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn kéo dài cuộc xung đột Nga-Ukraine (Ảnh: DPA).

Ukraine khẩn cầu cung cấp máy bay chiến đấu, Mỹ thận trọng

Nga và Ukraine gần đây đã đụng độ dữ dội tại thành phố Wuhledar ở phía Tây Nam Donetsk. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga và tìm kiếm sự hỗ trợ vũ khí nhiều hơn từ NATO.

Ông nói trong một bài phát biểu trên truyền hình vào ngày 25/1: "Mở rộng hợp tác vũ khí là rất quan trọng. Chúng ta cần phải hiện thực hóa việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine. Đây là một giấc mơ và cũng là nhiệm vụ."

Kênh Tin tức và Kinh doanh của Người tiêu dùng Hoa Kỳ (CNBC) đưa tin, sau khi các nước phương Tây đồng ý cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực, Ukraine tràn đầy tự tin sẽ có được các máy bay chiến đấu F-16. Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Yuri Saker ngày 26/1 nói: "Chúng tôi sẽ có máy bay chiến đấu F-16... Hơn 50 quốc gia và khu vực trên thế giới hiện có loại máy bay chiến đấu này. Tôi không nghĩ có bất kỳ lý do nào hoặc bất kỳ lời giải thích hợp lý nào về việc tại sao phía Ukraine không nên có F-16 hoặc các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư khác."

Về yêu cầu của Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên báo Süddeutsche Zeitung rằng việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine là không thể. Ông giải thích rằng máy bay chiến đấu có hệ thống phức tạp hơn so với xe tăng chiến đấu chủ lực, hỏa lực và tầm bắn hoàn toàn khác nên cần phải hết sức thận trọng.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 25/1 nói tại Hạ viện Bundestag rằng Đức sẽ không cung cấp máy bay chiến đấu hoặc cử quân lính tới giúp cho Ukraine "hiện tại hoặc trong tương lai".

Vào giai đoạn này, Mỹ tỏ ra thận trọng trong việc cung cấp máy bay chiến đấu F-16. John Kirby, điều phối viên truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia, nói hôm 27/1: "Chúng tôi duy trì liên lạc với người Ukraine về các yêu cầu của họ để đảm bảo rằng chúng tôi đang cung cấp cho họ những viện trợ cần thiết nhất. Nếu chúng tôi không thể làm như thế, một số đồng minh của chúng tôi sẽ có thể làm."