Sản xuất thuốc chữa ung thư từ sữa dê biến đổi gen?

VietTimes – Nghiên cứu mới cho thấy sữa của dê biến đổi gen có thể được dùng để sản xuất thuốc điều trị ung thư.
Ảnh: Digital Trends

biến đổi gen có thể dùng để sản xuất thuốc điều trị ung thư? Nghe có vẻ thật điên rồ, nhưng nếu xem xét kỹ lưỡng hơn, nó thực sự có ý nghĩa rất lớn.

Liên quan đến đến thuốc chữa trị ung thư, có một loại thuốc được quan tâm lớn là mAb (monoclonal antibodies) hay còn gọi là kháng thể đơn dòng. Kháng thể đơn dòng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu y sinh học cơ bản, trong chẩn đoán bệnh và trong điều trị bệnh như nhiễm trùng và ung thư.

mAb được sản xuất thông qua việc nuôi cấy các tế bào kháng thể đơn dòng trên động vật có vú. Tuy nhiên, quá trình này khá là tốn kém, khiến chúng trở thành một loại thuốc đắt đỏ.

Nhà khoa học Laible cùng những con dê biến đổi gen của mình. Ảnh: Digital Trends

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đứng đầu là do ông Goetz Laible, một nhà khoa học động vật học cao cấp tại Đại học Auckland đang có kế hoạch sản xuất loại thuốc này theo một cách khác – sử dụng dê biến đổi gen để sản xuất mAb trong sữa của chúng.


“Để tạo ra những con dê có khả năng sản xuất ra mAb trong sữa của chúng, đầu tiên, chúng tôi đã giới thiệu các gen chứa thông tin về mAb vào bộ gen của các tế bào dê. Từ những tế bào dê này, các con dê sẽ được tạo ra bằng công nghệ nhân bản, công nghệ đã từng tạo ra chú cừu Dolly. Với những gen được bổ sung thêm vào bộ gen, những con dê này có thể tự sản xuất ra kháng thể đơn dòng trong sữa của chúng”, ông Laible nói với Digital Trends.

Đây không phải là lần đầu tiên dê biến đổi gen được sử dụng như là vật chứa cho một quá trình sản xuất nhân danh khoa học. Vào năm 2012, các nhà khoa học đã thử nghiệm ý tưởng sử dụng dê để sản xuất tơ nhện với số lượng lớn.

Ông Laible cho biết nghiên cứu mới có thể sẽ tạo ra bước đột phá trong sản xuất thuộc điều trị ung thư quy mô lớn với chi phí thấp hơn.

“Quy mô sản xuất về cơ bản là cố định do hiện tại, kích thước của các lò phản ứng sinh học đối với việc nuôi cấy tế bào trên động vật có vú và quy mô số lượng sản xuất rất hạn chế. Ngược lại, một nền tảng sản xuất động vật sẽ rất linh hoạt. Số lượng sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm số lượng con vật”, ông Laible nói thêm.

Nhóm nghiên cứu có kế hoạch thực hiện thêm nhiều thử nghiệm để chứng minh về tính an toàn và hiệu quả của phương pháp sản xuất thuốc chữa ung thư từ sữa dê biến đổi gen.

Theo Digital Trends