Nhà báo kỳ cựu Luke McGee của CNN hôm 5/5 đã đưa ra một phân tích, nói rằng trong hội nghị thượng đỉnh dự kiến được tổ chức vào tháng 9 năm nay, hai bên EU và Trung Quốc sẽ có một bước tiến quan trọng trong quan hệ kinh tế và chiến lược. Ít nhất đó là kế hoạch ban đầu. Nhưng phản ứng của Trung Quốc đối với dịch bệnh COVID-19 đã để lại vị đắng trong miệng các quan chức châu Âu. Từ sự áp chế gay gắt các công dân trong nước của Trung Quốc đến việc gieo rắc thông tin sai lệch ở châu Âu, cuộc khủng hoảng này nhắc nhở mọi người rằng tiếp xúc gần hơn với Trung Quốc sẽ mang lại rủi ro.
Theo kế hoạch cũ, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh tại thành phố Leipzig của Đức vào ngày 14/9 với sự tham dự của các nhà lãnh đạo EU và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Các nhà ngoại giao Đức cho rằng địa điểm này được chọn vì mối quan hệ lịch sử giữa CHDC Đức cũ và Trung Quốc. Họ nói rằng với tư cách là chủ tịch luân phiên của EU, bà Merkel sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần cuối cùng trong sự nghiệp của bà và dốc sức cho sự thành công của hội nghị thượng đỉnh này.
Đại dịch khiến người châu Âu suy nghĩ lại về Trung Quốc
Ông Luke McGee nói rằng thực sự, các nhà lãnh đạo EU kỳ vọng đưa các quan niệm về nhân quyền, biến đổi khí hậu và chủ nghĩa đa phương của Trung Quốc và châu Âu đến gần nhau hơn; thế nhưng, cảm giác thực tế tại Brussels là đại dịch bệnh này đã khiến mọi người phải xem xét lại quan điểm của họ về Trung Quốc.
Ông Steven Blockmans: cho dù tiền vốn của Trung Quốc hấp dẫn đến mấy, họ vẫn là đối thủ có tính hệ thống (Ảnh: CSF).
|
Steven Blockmans, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU tại Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu, nói: “Tôi nghĩ rằng coronavirus luôn là lời nhắc nhở cần thiết cho nhiều nước EU: cho dù tiền vốn của Trung Quốc hấp dẫn đến mấy, nhưng họ cũng là một đối thủ có tính hệ thống”.
Blokmans đề cập đến một thông cáo do Ủy ban châu Âu ban hành vào tháng 3/2019, trong đó mô tả Trung Quốc là “một đối thủ có hệ thống thúc đẩy các mô hình quản trị có tính thay thế”.
McGee nói rằng hiện tượng thiếu tin tưởng vào Trung Quốc dường như đang lan rộng khắp Brussels (nơi đóng trụ sở EU). Cuối tuần trước, Chuyên viên phụ trách ngoại giao của EU Josep Borrell đã nói trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Pháp Le Journal du Dimanche rằng, EU đã từng “rất ngây thơ” khi giao dịch với Trung Quốc. Ông thừa nhận Trung Quốc có cách hiểu khác về trật tự quốc tế.
Những bất đồng này rất khó khiến người ta tin rằng EU và Trung Quốc sẽ đạt được sự đồng thuận trong năm nay. Rất ít người tin rằng hội nghị thượng đỉnh ở Leipzig, Đức vào tháng 9 sẽ diễn ra như bà Merkel hoặc những người khác lên kế hoạch ban đầu.
Bà Velina Tchakarova, giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách an ninh và châu Âu của Áo, dự đoán: “Hành động của Trung Quốc trong và sau COVID-19 sẽ dẫn đến việc xuất hiện sự bất đồng và chia rẽ hơn nữa trong nội bộ các nước châu Âu về cách giải quyết quan hệ với Bắc Kinh”.
Bà Velina Tchakarova: "Hành động của Trung Quốc trong và sau COVID-19 sẽ dẫn đến việc xuất hiện sự bất đồng và chia rẽ hơn nữa trong nội bộ các nước châu Âu về cách giải quyết quan hệ với Bắc Kinh" (Ảnh: ORF).
|
Bà nói rằng có sự khác biệt trong EU về việc có cho phép các công ty Trung Quốc xây dựng mạng 5G hay không và ai có thể và không thể đầu tư vào các nước thành viên.
Ông McGee nói vì những nguyên nhân này và các nguyên nhân khác, đa số mọi người nghĩ rằng hội nghị thượng đỉnh ở Leipzig sẽ hoàn toàn bị lu mờ bởi virus corona.
Mặc dù chuỗi cung ứng của EU phụ thuộc vào Trung Quốc ở một mức độ nhất định, nhưng điều đó không có nghĩa là EU không thể gây áp lực lên Trung Quốc. Một nhà ngoại giao Đức nói: “Ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng, nhưng đây không phải là đơn phương. Rõ ràng, Trung Quốc cũng cần châu Âu”. Các quan chức Brussels hy vọng rằng điều này có nghĩa là có thể dùng nhân quyền để gây sức ép với Trung Quốc.
Đối với EU, tiếp xúc với Trung Quốc không chỉ là tiền bạc. Ông Steven Blockmans nói: “Tăng cường tiếp xúc với Trung Quốc mang lại cho EU cơ hội nỗ lực tăng gấp bội các ưu tiên chiến lược của họ”.
Tuy nhiên, những lo ngại của EU về sự minh bạch của Trung Quốc trong đại dịch COVID-19 đã nhắc nhở mọi người về ý nghĩa thực tế của việc tiếp xúc với Trung Quốc.
Quan hệ Trung Quốc – châu Âu đổi hướng
Luke McGee nói rằng trong bối cảnh virus Corona mới, mô hình quản trị của Trung Quốc đã khiến các quan chức EU bày tỏ mối quan ngại.
Tháng trước, một báo cáo nội bộ của Liên minh châu Âu đã cáo buộc Trung Quốc gieo rắc “thông tin sai lệch” về dịch bệnh để thu được lợi ích chiến lược. Tờ Politico của Mỹ đã tiết lộ trích đoạn báo cáo nội bộ của EU chỉ ra rằng có bằng chứng cho thấy Bắc Kinh sử dụng “thủ đoạn công khai và bí mật” để thực hiện “chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lệch toàn cầu” nhằm trốn tránh việc thế giới quy trách nhiệm về đại dịch virus cho Bắc Kinh và cố gắng cải thiện hình ảnh quốc tế của họ.
Một số nước EU đang tìm kiếm một số chính sách nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc và kiềm chế "đầu tư kiểu cướp đoạt" (Ảnh Getty).
|
Luke McGee nói rằng rõ ràng là một số người trong Liên minh Châu Âu rất lo lắng về hành vi của Trung Quốc. Ông cho rằng một mặt, EU không muốn bị kẹt trong cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và Mỹ; mặt khác, lịch sử gần đây cho thấy Trung Quốc là một đối tác không đáng tin cậy và Bắc Kinh đang gây chia rẽ giữa các quốc gia thành viên EU .
Một bài báo của RFI ngày 19/4 đã viết, con virus nhỏ bé không thể nhìn thấy này đang thay đổi sâu sắc quan hệ châu Âu - Trung Quốc. Tổng thống Pháp Macron cách đây không lâu nói với Financial Times rằng “đừng ngây thơ nghĩ rằng Trung Quốc đã kiểm soát dịch tốt hơn. Trung Quốc rõ ràng làm nhiều điều người ta chưa biết”.
Nước Đức kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus Corona mới. Trong cuộc họp báo vào ngày 20/4, Thủ tướng Angela Merkel kêu gọi Trung Quốc hãy đối mặt với nguồn gốc của virus với thái độ minh bạch. Bà nói: “Trung Quốc càng minh bạch về nguồn gốc của virus, thì càng tốt cho mọi người trên hành tinh này”.
Hãng tin Bloomberg ngày 21/4 đã đưa một bài báo nói, năm nay đáng lẽ là “Năm ngoại giao Trung Quốc - Châu Âu”; nhưng ngược lại, Châu Âu cảnh báo e rằng có thể xuất hiện một vết nứt có tính hủy hoại trong mối quan hệ giữa hai bên.
“Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã mất châu Âu”. Reinhard Butikofer, nghị sĩ của Đảng Xanh Đức và Trưởng đoàn đại diện Nghị viện châu Âu đối với Trung Quốc, nói từ việc “quản lý sự thật” của Trung Quốc trong giai đoạn đầu dịch bệnh bùng phát đến lập trường cực đoan của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều rất đáng lo ngại.
Mặc dù chính phủ Donald Trump của Mỹ đã bắt đầu chỉ trích Trung Quốc một lần nữa, nhưng các quan chức EU về truyền thống không muốn chỉ trích công khai, một phần vì sợ bị Trung Quốc trả thù; nhưng bây giờ các chính trị gia ở Berlin, Paris, London và Brussels đều bất bình với tuyên bố của Bắc Kinh về sự kiện virus, điều đó có nghĩa là mức độ không hài lòng sâu sắc hơn và hậu quả sẽ rất lớn.
Một số quốc gia thành viên EU đã tìm kiếm một số chính sách nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc và kiềm chế kiểu đầu tư cướp đoạt. Những biện pháp có tính phòng thủ này có thể làm tổn hại quan hệ thương mại Trung Quốc - EU trị giá gần 750 tỷ USD vào năm ngoái.
Tổng thống Pháp Macron: “Đừng ngây thơ nghĩ rằng Trung Quốc đã kiểm soát dịch tốt hơn. Trung Quốc rõ ràng làm nhiều điều người ta chưa biết” (Ảnh: AP).
|
Đài RFI chỉ ra rằng những thay đổi như vậy đã xảy ra trong mối quan hệ giữa EU và Bắc Kinh. Sự lây lan của virus Corona mới đã phơi bày nhiều điều, và nó có tác dụng như một máy gia tốc. Thực tế, trong suốt một thời gian, EU đã chủ trương áp dụng một chiến lược thực tế hơn với Trung Quốc. Goldmont, một chuyên gia chiến lược Đông Á và Trung Quốc của Pháp, nói: “Ảo tưởng về có thể có sự đồng thuận và tin tưởng lẫn nhau giữa châu Âu và Trung Quốc khoảng 12, 13 năm trước đã biến mất”.
Tin nói rằng, điều khiến EU lo lắng hơn là thái độ hành xử của các nhà ngoại giao Trung Quốc, những người nuôi dưỡng ảnh hưởng tại Liên hợp quốc, lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại; hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp giành lấy vị trí quan trọng hơn. Chuyện ở Tổ chức Lương nông thế giới (FAO) là ví dụ rõ ràng.
Trong một bài phát biểu về an ninh quốc phòng quốc gia hồi tháng 2 năm nay, Tổng thống Pháp Macron coi Trung Quốc là một “chủ đề chiến lược”. Ông coi việc thúc đẩy tái tổ chức châu Âu là nhiệm vụ ưu tiên ngoại giao và rất bất bình về chủ trương chia rẽ châu Âu của Bắc Kinh thông qua sáng kiến “hợp tác 17 cộng 1”.