Tổng thống Nga đã chìa nốt bên má còn lại của mình cho những hành động khiêu khích của phương Tây. Đây là một chiến lược để thuyết phục với châu Âu rằng Nga mới là bên có lý lẽ còn Washington thì không và Nga không phải là một mối đe dọa với lợi ích và chủ quyền của châu Âu còn Washington thì đang làm vậy. Bằng cách giúp đỡ Israel và rút khỏi thỏa thuận đa phương về chương trình hạt nhân của Iran, tổng thống Mỹ Donald Trump đã mang lại thành công cho chiến lược của ông Putin.
Ba nước đồng minh chính của Mỹ tại châu Âu là Anh, Pháp, Đức đã phản đối hành động đơn phương của tổng thống Trump. Quan điểm của ông Trump là thỏa thuận đơn phương này phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Nếu Washington từ bỏ thỏa thuận này có nghĩa là nó sẽ phải kết thúc. Và không có vấn đề gì với những điều mà các bên khác tham gia thỏa thuận muốn. Kết quả là, ông Trump có ý định áp đặt lại các lệnh trừng phạt trước đây chống lại việc làm ăn với Iran và tiếp tục áp các lệnh trừng phạt mới.
Nếu Anh, Pháp và Đức tiếp tục những hợp đồng làm ăn với Iran, Washington sẽ trừng phạt các nước đồng minh này của họ cũng như cấm các hoạt động của các nước Anh, Pháp, Đức tại Mỹ. Rõ ràng, Washington nghĩ châu Âu có lợi ích tại Mỹ lớn hơn những gì có với Iran và sẽ đứng cùng hàng ngũ với quyết định của Washington như những gì trước đây những nước chư hầu của Mỹ thường hành động.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có chuyến thăm Moscow đúng dịp Nga có lễ kỷ niệm 73 năm chiến thắng phát xít. Sau đó, Nga đã tạm dừng việc chuyển hệ thống tên lửa S-300 cho Syria.
Họ đã có thể làm vậy nhưng lần này lại là một phản ứng dữ dội. Sẽ có những lời lẽ nặng nề để rạch ròi với Washington. Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump, một nhân vật theo trường phái diều hâu là John Bolton đã yêu cầu các công ty châu Âu hủy bỏ những thỏa thuận làm ăn của họ với Iran.
Đại sứ Mỹ tại ĐứcRichard Grenell cũng đã yêu cầu các công ty Đức lập tức chấm dứt những hoạt động làm ăn tại Iran. Việc Mỹ gây áp lực, nạt nộ châu Âu mà không đếm xỉa đến lợi ích và chủ quyền của châu Âu đã khiến những đất nước từng là đồng minh một thời gian dài của Mỹ đột nhiên bực bội và phản ứng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đây rất thân thiết với Washington nói rằng châu Âu không còn có thể tin tưởng Washington và phải "nắm vận mệnh trong tay mình". Chủ tịch Ủy ban châu Âu ông Jean-Claude Juncker nói rằng sự lãnh đạo của Mỹ đã sai lầm và đây là thời điểm cho EU lấy lại vai trò lãnh đạo để "thay thế Mỹ". Rất nhiều bộ trưởng trong các chính phủ của Pháp, Đức, Anh cũng bày tỏ những cảm nghĩ như vậy.
Câu chuyện trang bìa của tạp chí tin tức của Đức Der Spiegel với tiêu đề "Vĩnh biệt châu Âu" có hình ảnh ông Trump giơ "ngón tay thối" với châu Âu. Mặc dù, những nhà chính trị châu Âu được bù đắp tương đối khá cho vị trí đồng minh của mình nhưng hiện tại họ có thể thấy điều này là không đáng, thậm chí là một gánh nặng khó chịu.
Trang bìa tờ Der Spiegel của Đức ngày 12.5.2018.
Tổng thống Putin đã từ chối đáp trả những hành động khiêu khích bằng hành động khiêu khích. Bởi nếu hành động như vậy sẽ làm tăng cao căng thẳng cho tới khi có chiến tranh hoặc Nga có lựa chọn lui lại. Nhưng trái lại nếu chính phủ Nga có một vị thế cao hơn trong việc chống lại những sự khiêu khích, họ sẽ mang sự nguy hiểm và cái giá của sự khiêu khích về lại châu Âu đang phục tùng Washington để tạo nên những xung đột. Hiện tại, có vẻ như ông Trump đã tự mình dạy cho châu Âu bài học đó.
Nga đã dành rất nhiều năm giúp quân đội Syria quét sạch những tay khủng bố mà Washington hỗ trợ nhằm lật đổ chế độ tại Syria. Nhưng mặc cho Nga và Syria là đồng minh, Israel vẫn tiếp tục tấn công quân sự phi pháp trên đất Syria. Những cuộc tấn công này có thể sẽ chấm dứt nếu Nga cung cấp cho Syria hệ thống phòng không S-300. Israel và Mỹ không muốn Nga trao hệ thống phòng không S-300 cho Syria bởi Israel muốn tiếp tục tấn công Syria và Mỹ thì muốn Syria tiếp tục bị tấn công. Nếu không, Washington đã kêu gọi Israel ngừng lại.
Iran thử hệ thống S-300 vào 3.3.2017.
Nhiều năm trước, trước khi Washington gửi đội quân ủy nhiệm Hồi giáo của mình tới tấn công Syria, Nga đã đồng ý bán cho Syria hệ thống phòng không tân tiến nhưng đã nhượng bộ Washington và Tel Aviv và không chuyển hệ thống này tới Syria. Hiện tại một lần nữa, sau chuyến thăm của thủ tướng Israel Netanyahu tới Nga, trợ lý của tổng thống Putin ông Vladimir Kozhim đã nói rằng Nga tiếp tục từ chối việc chuyển hệ thống phòng không hiện đại cho Syria.
Có thể ông Putin tin rằng ông phải làm việc này vì sự kiện này có thể giúp Washington sử dụng để kéo châu Âu về cùng hội cùng thuyền trong chính sách ngoại giao gây hấn của Mỹ. Tuy nhiên, hành động này khiến Nga có vẻ yếu đuối và không có ý định bảo vệ đồng minh của mình.
Nếu ông Putin tin rằng ông có ảnh hưởng với ông Netanyahu về việc sẽ đưa ra được những thỏa thuận hòa bình với Syria và Iran thì rõ ràng chính phủ Nga không hiểu về những ý định của Israel hay Washington trong cuộc chiến 17 năm tại Trung Đông. Nếu chiến lược của ông Putin không thành công, ông sẽ phải thay đổi lập trường với những sự khiêu khích của phương Tây hoặc chúng sẽ dẫn tới chiến tranh.