Trong khi đó, các nhà lãnh đạo phương Tây đã tỏ ra lạnh nhạt, thậm chí còn lên tiếng chỉ trích chính quyền của Tổng thống Erdogan.
Cuộc điện đàm cho ông Erdogan được Tổng thống Nga Putin thực hiện vào hôm Chủ Nhật, trong đó, nhà lãnh đạo Nga bày tỏ cảm thông, chúc mừng Ankara đã khôi phục lại được trật tự, ổn định sau cuộc đảo chính bất thành do một nhóm quân nhân nổi dậy đã gây ra.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ không làm điều tương tự, ông John Kerry đã có chuyến bay tới Brussels, Bỉ, tham dự bữa sáng với các ngoại trưởng EU để thảo luận lập trường thống nhất trong đó chủ yếu là chỉ trích chính quyền của Tổng thống Erdogan.
Theo trang báo của Nga, Bộ trưởng ngoại giao đã rất tức giận trước khi các ngoại trưởng của Mỹ, EU ngồi vào bàn ăn sáng.
Ông Jean-Marc Ayrault đặt ngay câu hỏi liệu Thổ Nhĩ Kỳ có còn là một một đồng minh lâu dài đáng tin cậy của NATO nữa hay không.
Quan chức phụ trách ngọai giao của Pháp đưa ra tuyên bố đầy hoài nghi nói trên đồng thời nhấn mạnh rằng việc EU ủng hộ Erdogan chèo lái chống cuộc đảo chính không có nghĩa là EU sẽ ký "tờ Séc trắng" cho Erdogan để ông ta muốn trấn áp những người đối lập thế nào thì trấn áp.
Chính quyền Mỹ thì bày tỏ sự bất bình khi Ankara bóng gió, nói Mỹ đã nhúng tay vào vụ đảo chính gân chấn động nói trên.
Quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ lâm vào trạng thái không mấy tốt đẹp khi Ankara cấm liên quân do Mỹ dẫn đầu tiếp tục sử dụng căn cứ không quân Incirlik đồng thời yêu cầu Mỹ dẫn độ giáo sỹ Fetullah Gulen - nhân vật Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là chủ mưu giật dây tiến hành vụ đảo chính.
Danh sách các sỹ quan quân đội cấp cao bị bắt
Theo Russia insider, tính tới thời điểm hiện tại, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giam, điều tra đôí với các sỹ quan chỉ huy, tùy viên quân sự cấp cao sau:
- Tư lệnh - chỉ huy trưởng căn cứ không quân Incirlik - nơi Mỹ tích trữ khoảng 90% đầu đạn hạt nhân chiến thuật dùng cho châu Âu khi có biết (cùng 10 phụ tá dưới quyền).
- Tư lệnh các lực lượng vệ binh Thổ Nhĩ Kỳ, cũng nắm quyền chỉ huy lực lượng quân NATO đóng ở Istanbul.
- Các tùy viên quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Israel và Kuwait.
- Tư lệnh lục quân phụ trách vùng biên giáp Syria, Iraq.
- Ngoài ra, số sỹ quan cấp tá và cấp úy là rất nhiều, chưa thể thống kê hết.
Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại Mỹ, Pháp
Theo thông tin mà báo Russia Insider nắm được, căn cứ Incirlik chính là nơi 2 chiếc tiêm kích F-16 và 2 máy bay tiếp dầu được lực lượng đảo chính điều đi thực hiện các nhiệm vụ bắn phá trong quá trình đảo chính.
Thời gian gần đây, chính quyền Ankara đã tỏ ra lo ngại Mỹ và Pháp có thể thiết lập các căn cứ quân sự ở miền Bắc Syria để hỗ trợ các bộ lạc người Kurd ở khu vực.
Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng điều này bởi Ankara cho rằng Mỹ, Pháp có thể hỗ trợ lực lượng người Kurd thành lập nhà nước riêng trong chiến lược chống khủng bố IS.
Ali Akbar Velayati - cố vấn ngoại giao của giáo chủ Iran, hôm Chủ Nhật vừa qua đã bày tỏ nghi ngờ rằng Mỹ sẽ tạo ra một nhà nước của người Kurd ở khu vực - hình thái giống như một Israel thứ hai ở Trung Đông.
Giả thuyết này đã khiến cho chính quyền của Tổng thống Erdogan cực kỳ lo lắng.
Tình báo Nga - Thổ đã có hợp tác?
Russia Insider cho hay, việc Tổng thống Nga điệm đàm hỏi thăm ông Erdogan sau cuộc đảo chính bất thành là tín hiệu cho thấy các cơ quan tình báo của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã có sự hợp tác nhất định cũng như giữ liên lạc chặt chẽ với nhau.
Sau cuộc điện đàm hỏi thăm, chia sẻ này, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã nhất trí sớm tiến hành gặp gỡ.
Đáng chú ý, thời gian diễn ra cuộc đảo chính xảy ra trong bối cảnh Mỹ đang thất bại trong việc thúc giục NATO tăng cường hiện diện ở Biển Đen khi Nga - Thổ Nhĩ Kỳ có dấu hiệu hàn gắn quan hệ.
Hơn nữa, Washington đã quan ngại việc Nga - Thổ hàn gắn sẽ khiến Ankara thay đổi chính sách can thiệp ở Syria và Hoa Kỳ và các đồng minh của mình không hề mong muốn điều này.
Một khi Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi chính sách can thiệp, khôi phục quan hệ với Syria thì Israel, Saudi Arabia và Qatar sẽ là những quốc gia thua to nhất trong ván cờ Trung Đông.
Vì vậy, báo Russia Insider cho rằng việc ngăn chặn chính quyền của Tổng thống Erdogan đã trở nên bức thiết đối với các quốc gia này.
Liệu Mỹ và các đồng minh trong khu vực có chịu thua, đang chờ cơ hội hay sẽ buộc phải tìm cách hạ bệ Erdogan trong thời điểm này còn là một câu hỏi lớn chưa có lời đáp trong lúc uy tín của Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ đang lên rất cao sau khi dập tắt được cuộc đảo chính bất thành xảy ra cách đây 3 ngày.