Phóng sự ảnh: “Sóng thần dịch bệnh COVID-19” đang tàn phá Indonesia

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Chủng đột biến Delta của SARS-CoV-2 xuất hiện ở Ấn Độ hồi tháng 10/2020 đã làm bùng phát dịch bệnh ở Indonesia. Số lượng các trường hợp lây nhiễm mới và số ca tử vong đang tăng lên rất nhanh.
Làn sóng dịch do chủng đột biến Delta gây ra đang càn quét Indonesia khiến số người nhiễm đã vượt mốc 2 triệu, mỗi ngày có thêm hơn 10 ngàn người mới nhiễm, mấy trăm người chết (Ảnh: Reuters).
Làn sóng dịch do chủng đột biến Delta gây ra đang càn quét Indonesia khiến số người nhiễm đã vượt mốc 2 triệu, mỗi ngày có thêm hơn 10 ngàn người mới nhiễm, mấy trăm người chết (Ảnh: Reuters).

Theo dữ liệu dịch bệnh COVID-19 được Cơ quan cứu trợ thảm họa quốc gia Indonesia công bố ngày 22/6, quốc gia này có thêm 13.688 trường hợp nhiễm COVID-19 được xác nhận so với ngày trước đó. Kể từ tháng 3/2020, hiện đã có 2.018.113 người đã được chẩn đoán nhiễm COVID-19; 55.291 người bị tử vong.

Hình ảnh được chụp ngày 15/6 cho thấy, khi dịch bệnh ở Indonesia tiếp tục bùng phát, tại Pakalongan, Trung Java, Indonesia, một nhân viên y tế đang dùng tăm bông thu thập mẫu dịch mũi của các học sinh nội trú để xét nghiệm SARS-CoV-2 (Reuters).

Hình ảnh được chụp ngày 15/6 cho thấy, khi dịch bệnh ở Indonesia tiếp tục bùng phát, tại Pakalongan, Trung Java, Indonesia, một nhân viên y tế đang dùng tăm bông thu thập mẫu dịch mũi của các học sinh nội trú để xét nghiệm SARS-CoV-2 (Reuters).

Dữ liệu cũng cho thấy, riêng ngày 22/6, Indonesia đã có tổng số 335 ca tử vong vì COVID-19 và đã liên tục có hơn 10.000 ca mới lây nhiễm SARS-CoV-2 được xác nhận mỗi ngày trong nhiều ngày liền.

Một số lượng lớn bia mộ được phủ nhựa trong một nghĩa trang do chính quyền địa phương ở Jakarta dành cho các nạn nhân của virus SARS-CoV-2. Ảnh được chụp ngày 21/6. (Reuters)

Một số lượng lớn bia mộ được phủ nhựa trong một nghĩa trang do chính quyền địa phương ở Jakarta dành cho các nạn nhân của virus SARS-CoV-2. Ảnh được chụp ngày 21/6. (Reuters)

Sau lễ hội Eid al-Fitr (Bắt đầu Ăn chay) vào tháng 5, tác động của việc di chuyển và tập trung số lượng quá lớn những người đi làm ăn từ các nơi trở về quê quán bắt đầu xuất hiện. Loại virus SARS-CoV-2 đột biến chủng Delta được phát hiện ở thủ đô Jakarta, Trung Java và Đông Java đã đẩy nhanh tốc độ lây lan của dịch bệnh.

Trong ảnh: ngày 21/6, một nhân viên y tế đang lấy tăm bông ngoáy mũi của một người đàn ông trên cầu Surabaya, Indonesia. Nơi này yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 bắt buộc đối với những người đi lại giữa đảo Madura và thủ phủ tỉnh Surabaya. (AP)

Trong ảnh: ngày 21/6, một nhân viên y tế đang lấy tăm bông ngoáy mũi của một người đàn ông trên cầu Surabaya, Indonesia. Nơi này yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 bắt buộc đối với những người đi lại giữa đảo Madura và thủ phủ tỉnh Surabaya. (AP)

Nhà chức trách y tế Indonesia đã phát hiện ra rằng hầu hết các ca nhiễm ở các khu vực liên quan, bao gồm cả thủ đô Jakarta đều là virus biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao.

HNgày 17/6, trong đợt tiêm chủng hàng loạt ở Bandung, Tây Java, những người lính mặc quần áo bảo hộ đã phun thuốc khử trùng vào những người vào sân vận động để tiêm loại vaccine COVID-19 của Trung Quốc. (AP)

HNgày 17/6, trong đợt tiêm chủng hàng loạt ở Bandung, Tây Java, những người lính mặc quần áo bảo hộ đã phun thuốc khử trùng vào những người vào sân vận động để tiêm loại vaccine COVID-19 của Trung Quốc. (AP)

Dòng đột biến Delta đã gây ra đại dịch ở ba nơi ở Indonesia, đó là Jakarta, quận Kudus đông dân cư khu vực sản xuất thuốc lá ở Trung Java và Bangkalan, nơi gần bờ biển Java.

Ngày 21/6, cảnh sát Indonesia đã lập rào chắn trong quá trình đóng cửa phố Sabang do lo ngại bùng phát dịch bệnh ở Jakarta, Indonesia. Phố Sabang là một trung tâm ẩm thực đường phố nổi tiếng với người dân địa phương và khách du lịch. (AP)

Ngày 21/6, cảnh sát Indonesia đã lập rào chắn trong quá trình đóng cửa phố Sabang do lo ngại bùng phát dịch bệnh ở Jakarta, Indonesia. Phố Sabang là một trung tâm ẩm thực đường phố nổi tiếng với người dân địa phương và khách du lịch. (AP)

Sự gia tăng đột biến về số ca lây nhiễm khiến công tác khám chữa bệnh tại địa phương bị thắt chặt, đồng thời dấy lên nghi ngờ về một làn sóng dịch mới ở nhiều vùng khác nhau của Indonesia.

Ngày 17/6, tại Bekasi, Tây Java, các công nhân nghĩa trang đang chôn cất những chiếc quan tài trong khu đặc biệt của Nghĩa trang Padulanam, nơi vừa được mở thêm để giải quyết tình trạng số người chết gia tăng đột biến. (AP)

Ngày 17/6, tại Bekasi, Tây Java, các công nhân nghĩa trang đang chôn cất những chiếc quan tài trong khu đặc biệt của Nghĩa trang Padulanam, nơi vừa được mở thêm để giải quyết tình trạng số người chết gia tăng đột biến. (AP)

Khả năng theo dõi sự lây lan của chủng đột biến Delta của Indonesia rất hạn chế và không dễ dàng để đánh giá mức độ lan truyền của chủng vi rút đột biến này ở Indonesia, một quần đảo với dân số 270 triệu người.

Ngày 17/6, tại một bệnh viện ở Bandung, Tây Java, các nhân viên y tế mặc thiết bị bảo hộ cá nhân khiêng quan tài của một người quá cố do COVID-19. (Reuters)

Ngày 17/6, tại một bệnh viện ở Bandung, Tây Java, các nhân viên y tế mặc thiết bị bảo hộ cá nhân khiêng quan tài của một người quá cố do COVID-19. (Reuters)

Các chuyên gia y tế Indonesia cho biết, nếu số ca lây nhiễm tiếp tục gia tăng, hệ thống y tế Indonesia có thể sụp đổ.

Ngày 17/6, tại Jakarta, Indonesia, các nhân viên y tế chuẩn bị trang bị bảo hộ cá nhân trong khi điều trị cho bệnh nhân COVID-19 trong bệnh viện. (Reuters)

Ngày 17/6, tại Jakarta, Indonesia, các nhân viên y tế chuẩn bị trang bị bảo hộ cá nhân trong khi điều trị cho bệnh nhân COVID-19 trong bệnh viện. (Reuters)

Dicky Budiman, một nhà dịch tễ học người Indonesia tại Đại học Griffith ở Australia, nhận định: “Rõ ràng là Indonesia có thể trở thành một quốc gia có số lượng các trường hợp lây nhiễm COVID-19 tăng vọt như một cơn sóng thần”.

Ngày 18/6, mọi người xếp hàng để được tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc tại một bệnh viện quân đội ở Bắc Medan, Indonesia. (AP)

Ngày 18/6, mọi người xếp hàng để được tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc tại một bệnh viện quân đội ở Bắc Medan, Indonesia. (AP)

Ông Budiman cũng chỉ ra rằng vấn đề của Indonesia không chỉ nằm ở sự hiện diện của biến thể Delta, mà còn ở chương trình tiêm chủng quá chậm của chính phủ Indonesia và việc xét nghiệm không đủ.

Ngày 9/6, tại một sân vận động ở Tangerang, tỉnh Banten, mọi người đang giữ giãn cách xã hội trong khi chờ được tiêm vaccine COVID-19. (Reuters)

Ngày 9/6, tại một sân vận động ở Tangerang, tỉnh Banten, mọi người đang giữ giãn cách xã hội trong khi chờ được tiêm vaccine COVID-19. (Reuters)

Indonesia chủ yếu được tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc, nhưng hiện chưa đến 5% người dân nước này đã tiêm đủ hai liều.

Cảnh hàng dài người chờ được tiêm vaccine của Trung Quốc tại một sân vận động bóng đá ở Bandung, Tây Java, ngày 17/6 (AP).

Cảnh hàng dài người chờ được tiêm vaccine của Trung Quốc tại một sân vận động bóng đá ở Bandung, Tây Java, ngày 17/6 (AP).

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng lý do gia tăng ở Indonesia là do sự lây lan của biến thể Delta, đồng thời kêu gọi các biện pháp khẩn cấp như thực hiện các biện pháp hạn chế xã hội quy mô lớn để ngăn chặn dịch.

Ngày 18/6, tại một trung tâm y tế cộng đồng ở Jakarta, Indonesia, các công nhân mặc quần áo bảo hộ đang ở gần xe buýt của trường học, chuẩn bị đưa những người có kết quả xét nghiệm dương SARS-CoV-2 đến bệnh viện chuyển tuyến. (AP)

Ngày 18/6, tại một trung tâm y tế cộng đồng ở Jakarta, Indonesia, các công nhân mặc quần áo bảo hộ đang ở gần xe buýt của trường học, chuẩn bị đưa những người có kết quả xét nghiệm dương SARS-CoV-2 đến bệnh viện chuyển tuyến. (AP)

Chính phủ Indonesia ngày 21/6 đã thông báo sẽ thắt chặt hơn nữa các hạn chế đối với các hoạt động công cộng. Chủ tịch Ủy ban Phục hồi Kinh tế Quốc gia và Phòng chống COVID-19 của Indonesia cho biết, tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất được đánh dấu bằng màu đỏ, ít nhất 75% nhân viên công ty phải làm việc tại nhà; các trường học, trung tâm nghệ thuật và các địa điểm tôn giáo phải đóng cửa; lượng khách ở những nơi công cộng như trung tâm thương mại, nhà hàng, quán cà phê ... không được vượt quá 25% sức chứa.

Trong ảnh: một người phụ nữ đeo khẩu trang đi ngoài đường ở Tangerang, ngày 21/6. (Tân Hoa xã)

Trong ảnh: một người phụ nữ đeo khẩu trang đi ngoài đường ở Tangerang, ngày 21/6. (Tân Hoa xã)

Indonesia đang nỗ lực hết sức để đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vaccine COVID-19 và mục tiêu của Tổng thống Joko Widodo đề ra là đạt được 1 triệu liều mỗi ngày vào đầu tháng 7. Thủ đô Jakarta yêu cầu phải tiêm vaccine cho 100 ngàn người mỗi ngày bắt đầu từ tuần này.

Một nhân viên y tế cầm một lọ vaccine Sinopharm của Trung Quốc do công ty dược phẩm Bio Farma của Indonesia sản xuất được dùng trong đợt tiêm chủng hàng loạt ở Jakarta, ngày 21/6. (AP)

Một nhân viên y tế cầm một lọ vaccine Sinopharm của Trung Quốc do công ty dược phẩm Bio Farma của Indonesia sản xuất được dùng trong đợt tiêm chủng hàng loạt ở Jakarta, ngày 21/6. (AP)

Chính phủ Indonesia có kế hoạch tiêm chủng cho 70% dân số cả nước, tương đương 181,5 triệu người, vào tháng 3/2022. Tính đến ngày 20/6, nước này đã có trong tay tổng cộng hơn 104,7 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, bao gồm 94,5 triệu liều Sinovac, 2 triệu liều Sinopharm và hơn 8,2 triệu liều AstraZeneca. Theo thống kê của Bộ Y tế Indonesia, tính đến ngày 21/6, gần 12,4 triệu người dân nước này đã tiêm xong hai liều và hơn 23,53 triệu người đã tiêm một liều.

Cảnh người dân Jakarta đổ xô đến các điểm tiêm chủng để thực hiện mục tiêu (Ảnh: AP).

Cảnh người dân Jakarta đổ xô đến các điểm tiêm chủng để thực hiện mục tiêu (Ảnh: AP).

Số người chết vì COVID-19 tăng vọt trong những ngày gần đây đã gây khủng hoảng huyệt mộ và khiến các công nhân các công ty mai táng kiệt sức.

Ngày 15/6, tại Bandung, Tây Java, các công nhân mặc quần áo bảo hộ nằm nghỉ ngay trên các ngôi mộ sau khi chôn cất những người chết do nhiễm COVID-19. (Reuters)

Ngày 15/6, tại Bandung, Tây Java, các công nhân mặc quần áo bảo hộ nằm nghỉ ngay trên các ngôi mộ sau khi chôn cất những người chết do nhiễm COVID-19. (Reuters)

(Theo DWnews).