Trước khi cuộc họp chính thức được tổ chức, tổng thống Trump đã mô tả cuộc họp thượng đỉnh "được diễn ra lần duy nhất" trong hòa bình và nói cả 2 bên sẽ gặp gỡ ở "một nơi chưa biết với ý nghĩa chân thực nhất". Tổng thống Mỹ sẽ tới Singapore trong cùng ngày. Washington hy vọng cuộc họp thượng đỉnh sẽ là điểm khởi đầu cho một tiến trình khiến ông Kim từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Giới truyền thông đánh giá đây là một cuộc họp có thể thay đổi thế giới khi chứng kiến hai nhà lãnh đạo đã có một mối quan hệ thất thường trong 18 tháng qua, từ những câu nói nặng lời tới việc đe dọa chiến tranh trước khi bất ngờ thay đổi đường đối là đưa nhau tới một cuộc gặp mặt đối mặt. Cả hai nhà lãnh đạo sẽ gặp thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trước cuộc họp thượng đỉnh.
Giới truyền thông đánh giá đây là một cuộc họp có thể thay đổi thế giới khi chứng kiến hai nhà lãnh đạo đã có một mối quan hệ thất thường trong 18 tháng qua, từ những câu nói nặng lời tới việc đe dọa chiến tranh trước khi bất ngờ thay đổi đường đối là đưa nhau tới một cuộc gặp mặt đối mặt. Cả hai nhà lãnh đạo sẽ gặp thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trước cuộc họp thượng đỉnh.
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Singapore.
|
Năm đầu tiên của tổng thống Trump đã được đánh dấu bằng những thay đổi mạnh mẽ của ông Kim Jong-un với việc Triều Tiên đã tổ chức nhiều vụ thử tên lửa đạn đạo mà không tuân theo những cảnh báo của quốc tế. Tổng thống Mỹ đã thề sẽ gây ra "lửa và sự cuồng nộ" nếu Bình Nhưỡng tiếp tục đe dọa Mỹ. Ông thậm chí còn gọi ông Kim Jong-un là "người tên lửa". Đáp trả, ông Kim nói ông Trump "có vấn đề về tâm lý" và là một "tay lẩm cẩm". Mặc cho chiến dịch "áp lực tối đa" của Nhà Trắng, Triều Tiên vẫn thách thức và thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 6 vào tháng 9.2017. Ngay sau đó, ông Kim Jong-un đã tuyên bố đất nước của ông đã hoàn thành nhiệm vụ trở thành một đất nước hạt nhân với tên lửa có thể vươn xa tới Mỹ. Nhưng đầu năm 2018, Triều Tiên đã có những nỗ lực cải thiện các mối quan hệ với Hàn Quốc bằng cách gửi một đội tuyển và những đại biểu tới tham dự Olympic Mùa Đông tại Pyeongchang.
Ngày 12.6 sẽ diễn ra cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên giữa một lãnh tụ Triều Tiên và một vị tổng thống Mỹ (còn đang đương nhiệm).
|
Vào tháng 3.2018, tổng thống Trump đã làm thế giới ngạc nhiên khi nhận lời mời gặp cá nhân từ ông Kim Jong-un (được chuyển lời qua Seoul). Kể từ đó, con đường dẫn tới cuộc họp thượng đỉnh có nhiều chông gai và những điều không chắc chắn vì có lần tổng thống Trump đã hoàn toàn từ bỏ cuộc họp. Nhưng sau những tranh giành ngoại giao, hai lãnh đạo hiện đã quyết định chắc chắn sẽ ngồi lại cùng nhau. Singapore là đất nước thứ 3 mà ông Kim Jong-un tới thăm kể từ khi ông trở thành lãnh tụ Triều Tiên vào năm 2011. Ông thực hiện chuyến thăm đầu tiên nước ngoài dưới tư cách lãnh đạo vào tháng 3.2018 tại Trung Quốc. Tháng 4.2018, ông là lãnh tụ Triều Tiên đầu tiên bước chân sang Hàn Quốc khi ông gặp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Bàn Môn Điếm trên đường biên giới chung của hai nước. Nhiều người cho rằng dù sao ông Kim đã từng học trường nội trú tại Thụy Sĩ vì thế Hàn Quốc đã đãi ông món rösti đặc trưng của Thụy Sĩ trong cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nước. Cộng đồng quốc tế luôn đặt câu hỏi Mỹ và Triều Tiên muốn gì trong cuộc họp thượng đỉnh này. Mỹ muốn Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân theo cách không thể đảo ngược và có thể kiểm chứng bởi quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã tuyên bố chỉ có đi theo hướng này thì Triều Tiên mới được giảm bớt các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Nhưng điều này không có nghĩa là Mỹ hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận cuối cùng tại Singapore. Tổng thống Trum đã mô tả đây là "tình huống để hiểu nhau" và nói "nó sẽ là một tiến trình". Các nhà phân tích nói rằng ông Kim Jong-un bằng cách đạt được cuộc họp với một nhà lãnh đạo mạnh nhất thế giới đã gần như giành được một chiến thắng. Họ cũng đặt câu hỏi tại sao ông lại từ bỏ vũ khí hạt nhân sau khi đã tạo ra những áp lực mạnh mẽ để có được chúng. Một vài người cho rằng ông Kim sẽ không bao giờ từ bỏ trừ phi mọi người trên bán đảo Triều Tiên đều giải giáp vũ khí bao gồm cả Mỹ.
Triều Tiên mới thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 vào tháng 11.2017.
|
Nhưng ông Kim cũng nói rằng hiện tại ông muốn tập trung phát triển kinh tế Triều Tiên, muốn gỡ bỏ các lệnh trừng phạt và có được đầu tư quốc tế. Câu hỏi được đặt ra là ông Kim sẵn sàng nhượng bộ và thực hiện những lời hứa tới đâu. Việc bảo đảm sẽ hủy bỏ chương trình hạt nhân cũng đã từng được người tiền nhiệm của ông đưa ra. Vẫn chưa rõ ràng điều gì có thể diễn ra trong cuộc họp thượng đỉnh nhưng ông Trump đưa ra tín hiệu họ có thể ký một thỏa thuận để kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (ngừng bắn năm 1953). Ông Trump nói việc ký thỏa thuận này là "một phần dễ dàng". Tổng thống Mỹ cũng nói rằng nếu ông nghĩ mọi thứ xấu đi, ông sẽ rời bỏ cuộc họp nhưng nếu mọi thứ tốt hơn ông Kim có thể nhận được một lời mời tới thăm Nhà Trắng. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo người đã gặp ông Kim 2 lần trong những tháng gần đây nói rằng ông tin ông Kim "đã chuẩn bị để giải trừ hạt nhân" và đồng ý thay đổi "lớn và đậm nét". Nhưng Triều Tiên chưa đưa ra gì cụ thể về vị thế và cách xử lý các vấn đề của đất nước mình.