Dữ liệu mới cho thấy nồng độ khí CO2 trong nhà kính đã tăng kỷ lục vào tháng 5/2020, việc phong tỏa và suy thoái kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã không đem lại một tác động rõ rệt nào đến lượng CO2 trong bầu khí quyển của Trái Đất.
Nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng lên chóng mặt trong nhiều thập kỷ do các hoạt động của con người. Ngày 4/6, theo số liệu được công bố bởi Viện Hải dương học Scripps ở San Diego, California, nồng độ CO2 trong khí quyển đã quay trở lại mức cao kỷ lục hàng tháng là 417 triệu đơn vị không khí (ppm), cao hơn mức kỷ lục 414,8 ppm năm 2019.
Mặc dù trước đó có nhiều dự đoán cho rằng những thay đổi thói quen do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 sẽ tác động đến mức độ ô nhiễm không khí nhưng việc phong tỏa hay giãn cách xã hội tạm thời vẫn chưa đủ để làm giảm lượng khí thải nhà kính vốn đã tồn tại từ trước đó.
Richard Betts, người đứng đầu nhóm Tác động Khí hậu tại Dịch vụ Thời tiết quốc gia Anh nói với New Scientist rằng điều này không khiến ông ngạc nhiên. “Nó cũng tương tự như lúc tôi làm đầy nước ở bồn tắm vằng vòi hoa sen. Nước từ vòi là khí thải và mực nước trong bồn tắm là nồng độ. Thực ra, chúng ta vẫn đang đưa CO2 vào khí quyển theo những cách khác nhau. Thậm chí, quá trình này còn nhanh hơn một chút so với trước đây. Và những gì chúng ta cần làm là tắt vòi”, ông nói.
Theo NASA, nồng độ N02 tại New York và Washington DC đã giảm khoảng 30% trong tháng 3 so với mức trung bình trong 5 năm qua. Cũng trong đầu năm nay, số liệu do CarbonBrief công bố cho thấy việc phong tỏa các khu vực liên quan đến Covid-19 tại Trung Quốc đã khiến lượng khí thải carbon giảm 25%. Hình ảnh chụp được từ các thành phố vốn đông đúc đã trở nên trong lành hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để tạo ra sự thay đổi đáng kể nồng độ CO2, lượng khí thải sẽ cần phải giảm từ 20-30% trong suốt một năm, theo nhóm Scripps.
Theo Engadget