|
Các thông tin chính thức cho thấy Triều Tiên hiện vẫn "miễn nhiễm" với virus Corona mới (Ảnh: DPA). |
Theo trang web thông tin worldometers, tính đến sáng ngày 29/4, tổng số người được xác nhận bị nhiễm bệnh đã vượt quá 3 triệu 138 ngàn với 218 ngàn người tử vong. Tuy nhiên, khi đối mặt với loại virus dường như có mặt khắp nơi này, vẫn còn một số quốc gia chưa phát hiện thấy ca bệnh nào được xác nhận. Hãy thử xem những “quốc gia may mắn” này là những quốc gia nào!
Theo dữ liệu được công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới tại địa chỉ https://covid19.who.int/, tính đến ngày 28/4, vẫn còn 15 trong số 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã không báo cáo có trường hợp nhiễm COVID-19 nào được xác nhận. Các quốc gia đó là Kiribati, Quần đảo Marshall, Micronesia, Nauru, Palau, Samoa, Quần đảo Solomon, Tonga, Tuvalu, Vanuatu, Triều Tiên, Turkmenistan, Tajikistan, Comoros và Lesotho.
Không khó để thấy rằng, phần lớn các quốc gia này đều là các quốc đảo trên đại dương. Lợi thế địa lý ở cách xa đất liền đã trở thành một hàng rào bảo vệ tự nhiên, cộng thêm việc đưa ra các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đã tạm thời khiến họ miễn nhiễm với con virus Corona mới quái quỷ. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng không có quốc gia hay khu vực nào được gọi là “không có rủi ro đối với virus Corona mới - SARS-CoV-2”; cần phải tiếp tục nêu cao cảnh giác vì hệ thống y tế của các quốc đảo này không được phát triển tốt, một khi dịch bệnh bùng phát trên quy mô lớn thì rất nguy hiểm.
Những điều nghi vấn...
Tuy nhiên, trong số các quốc gia duy trì hồ sơ không có trường hợp nhiễm bệnh COVID-19 nào, một số quốc gia đã bị hoài nghi. Trong số đó, Triều Tiên là quốc gia bị nhiều người nghi ngờ nhất. Mặc dù cho đến nay không có trường hợp nào được xác nhận đã được báo cáo, quốc gia láng giềng này của Trung Quốc và Hàn Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố đóng cửa biên giới. Rất lâu trước khi các quốc gia khác nhìn thẳng vào dịch bệnh, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bắt đầu ứng phó với mối đe dọa vô hình này từ cuối tháng 1. Hiện nay, cuộc sống của người Bắc Triều Tiên vẫn trong tình trạng đình trệ.
Nhà nghiên cứu người Anh Andray Abrahamian suy đoán rằng khả năng không ai bị nhiễm bệnh ở Triều Tiên là “rất nhỏ”. Ông đã giảng dạy tại Trung tâm chính sách an ninh của Đại học George Mason, phân hiệu Hàn Quốc tại Incheon và đã tới Bắc Triều Tiên nhiều lần trong 15 năm qua. Ông bày tỏ với Deutsche Welle rằng do ảnh hưởng của dịch bệnh, sự minh bạch thông tin của Triều Tiên đã kém lại càng kém hơn.
Đường biên giới giữa CHDCND Triều Tiên với Trung Quốc dài hơn 1.400km, trao đổi giữa hai bên diễn ra thường xuyên. Theo suy đoán của thế giới bên ngoài, trước khi Triều Tiên đóng cửa các cửa khẩu, virus Corona mới đã lan từ Trung Quốc sang nước này. Ngoài ra, sự biến mất một cách bí ẩn của nhà lãnh đạo Kim Jong-un gần đây đã gây ra nhiều suy đoán khác nhau, bao gồm cả việc tránh virus Corona mới. Trang tin tức Ichannela của Hàn Quốc tuần trước đưa tin ông Kim Jong-un và một số tùy tùng sau khi bị nghi ngờ đã lây nhiễm virus Corona mới, quyết định đến một khu nghỉ mát tư nhân bên bờ biển núi Wonson để điều trị.
|
Giải bóng đá quốc gia của Turkmenistan vẫn diễn ra bình thường (Ảnh: Getty).
|
“Bắc Triều Tiên” ở Trung Á
Quốc gia cũng bị đặt câu hỏi nghi ngờ là Turkmenistan, nước được gọi là “Triều Tiên ở Trung Á”. Đất nước này cũng được coi là một trong những quốc gia có mức độ siết chặt chính trị cao nhất thế giới, có đường biên giới tiếp giáp với Iran bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Đối mặt với những sự nghi ngờ từ thế giới bên ngoài, các nhà lãnh đạo của Turkmenistan đã liên tục gửi tín hiệu “Chúng tôi khỏe mạnh” ra thế giới bên ngoài. Turkmenistan đã tổ chức một cuộc diễu hành xe đạp quy mô lớn vào “Ngày sức khỏe thế giới” vào đầu tháng này và giải bóng đá quốc gia của Turkmenistan vẫn tiếp tục
Hiện tại, chỉ có một vài quốc gia tiếp tục tổ chức các sự kiện thể thao giữa lúc bùng phát của đại dịch COVID-19 trên thế giới và Turkmenistan là một trong số vài quốc gia đó. Tuy nhiên, trên quốc tế cũng có những lo ngại rằng chính phủ nước này có thể che đậy sự thật của dịch bệnh và có thể làm suy yếu các nỗ lực để kiểm soát dịch của toàn cầu.
Tại lục địa châu Phi, chỉ còn có Comoros và Lesotho chưa báo cáo các trường hợp bị bệnh được xác nhận, những bên ngoài ước tính có thể liên quan đến việc thiếu khả năng xét nghiệm phát hiện virus. Mặc dù không có trường hợp nào được báo cáo, nhưng Lesotho - quốc gia nằm lọt thỏm trong lòng Nam Phi - đã thực hiện chính sách cách ly tại nhà trên cả nước vào ngày 30/3 năm nay, ban đầu dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 21 tháng Tư. Tuy nhiên, nước này gần đây đã tuyên bố kéo dài thực hiện chính sách cách ly tại nhà trên quốc cho đến ngày 5/5.