Lực lượng Hải quân đánh bộ Nga phải cùng lúc hoạt động trên cả môi trường đất liền và trên biển, thực hiện các nhiệm vụ vượt quá khả năng của các đơn vị thông thường. Tính đa dạng của môi trường tác chiến buộc thành viên Hải quân đánh bộ phải có một cơ thể hoàn hảo. Thông thường quân nhân lực lượng phải cao hơn 175 cm và không nặng hơn 80 kg. Không có chỗ cho những anh chàng béo mập hoặc thấp nhỏ.
Trong lực lượng Hải quân đánh bộ, người lĩnh phải quyết đoán và suy nghĩ rất nhanh chóng. Ý đồ hành động và quyết tâm chiến đấu chỉ có vài giây, vì hầu hết các nhiệm vụ chiến đầu đều phải thực hiện trong tình huống khó khăn và nguy hiểm. Hải quân đánh bộ Nga phải thích ứng với mọi môi trường tác chiến và đối đầu với thách thức. "Hải quân đánh bộ ở đâu, ở đó là chiến thắng!" đó chính là ý chí chiến đấu của Hải quân đánh bộ Nga.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Hải quân đánh bộ là đổ bộ đường biển, đánh chiếm bàn đạp tấn công vào sâu trong đất liền. Đây là nhiệm vụ thực sự khó khăn và nguy hiểm và cũng là lý do để binh sĩ thuộc lực lượng phải thường xuyên liên tục huấn luyện đào tạo kỹ năng đổ bổ đường thủy, khiến những kỹ năng chiến đấu ngấm sâu vào nhận thức và trở thành bản năng chiến đấu. Bất kể ở đâu, dù đó là Biển Bắc băng giá hay Biển Đen ấm áp, "Mũ nồi đen" không không thấy bất cứ khó khăn nào không thể vượt qua
Trong một cuộc tấn công đổ bộ đường biển, đánh chiếm khu vực bàn đạp tấn công không bao giờ là việc dễ dàng, đối phương hoàn toàn có ưu thế do có thời gian chuẩn bị, công sự vững chắc và hệ thống hỏa lực phòng ngự được bố trí hiệu quả. Hải quân đánh bộ sẽ là người đầu tiên đối mặt với làn mưa đạn có chuẩn bị, phải vượt qua các hào chống tăng, bãi mìn, hàng rào dây thép gai cùng nhiều chướng ngại vật khác, mở đường cho lực lượng tấn công chủ lực đổ bộ. Lòng dũng cảm là phẩm chất quan trọng của người lính trong lực lượng này.
Hải quân đánh bộ, đó là lực lượng tác chiến dựa trên ưu thế của hải quân. Chính vì vậy tất cả quân nhân thuộc binh chủng phải coi nước như môi trường sống, môi trường ngụy trang và bảo vệ. Trong vùng nước băng giá, lính Hải quân đánh bộ phải bơi được khoảng cách dài như một chú hải cẩu hoặc vượt qua một hồ nước trên đỉnh núi với đầy đủ trang bị. Hải quân đánh bộ thường xuyên phải thực hiện các nhiệm vụ ở khắp mọi nơi trên thế giới với nhưng chiến dịch dài ngày. Say sóng? Hải quân đánh bộ không có khái niệm này.
Huấn luyện khắc nghiệt và rèn luyện thường xuyên làm lên người lính, nhưng không phải là lính Hải quân đánh bộ và không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Liên kết phối hợp và tinh thần đồng đội là yếu tố tiên quyết giành thắng lợi trên chiến trường. Lính Hải quân đánh bộ tin tưởng tuyệt đối vào đồng đội của mình.
Không ai sinh ra đã là một Hải quân đánh bộ, người lính cần phải rèn luyện thường xuyên liên tục để trở thành một Hải quân đánh bộ thực thụ. Huấn luyện chiến đấu đối kháng, rèn luyện thần kinh thép, rèn luyện vượt qua sự sợ hãi. Một lính Hải quân đánh bộ Nga có thể bắn bất kỳ loại vũ khí nào như một tay súng thượng thặng và có thể lái bất cứ xe nào như một tay đua. Nếu sợ độ cao không thể bay trên một máy bay chiến đấu, thì Hải quân đánh bộ không phải là nghề thích hợp.
Điểm thú vị khá tương đồng giữa Hải quân đánh bộ Nga và Lính thủy đánh bộ Mỹ là khả năng đổ bộ đường không. Do không gian chiến trường rộng lớn, để tiếp cận nhanh khu vực chiến trường, Hải quân đánh bộ Nga còn được huấn luyện đổ bộ đường không. Năm 2016, Hải quân đánh bộ Hạm đội Biển Đen và hạm đội Biển Caspian thực hiện 22,000 lượt nhảy dù đổ bộ đường không cả ngày lẫn đêm – một con số khó có thể tưởng tượng được.
TTB