|
IEA hy vọng virus corona sẽ giúp làm giảm nhu cầu về dầu mỏ (Ảnh: CNBC). |
Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng do dịch Covid-19 khiến nhiều nước trên thế giới áp dụng biện pháp giãn cách xã hội đã tạo ra cú sốc cầu chưa từng có trên thị trường năng lượng.
IEA cho biết các biện pháp cách ly xã hội đã được thực hiện ở 187 quốc gia và vùng lãnh thổ để đối phó với sự bùng phát của dịch Covid-19. Việc này đã khiến lưu lượng và mật độ tham gia giao thông ở hầu hết mọi nơi trên thế giới suy giảm đáng kể.
"Ngay cả khi giả định rằng các biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng trong nửa cuối năm nay, chúng tôi dự báo nhu cầu về dầu mỏ trên toàn cầu trong năm 2020 sẽ giảm 9,3 triệu thùng mỗi ngày so với năm 2019, xóa bỏ gần một thập kỷ tăng trưởng của thị trường năng lượng", phát ngôn viên của IEA cho biết.
Trong báo cáo hàng tháng, chi nhánh IEA tại Paris cho biết nhu cầu trong tháng 4 ước tính thấp hơn 29 triệu thùng mỗi ngày so với cùng kỳ năm trước. Trong Quý 2/2020, nhu cầu dầu dự kiến sẽ là 23,1 triệu thùng mỗi ngày.
Tuy nhiên, trong khi nhiều chuyên gia dự báo thị trường năng lượng có thể phục hồi trong nửa cuối năm nay, IEA vẫn dự báo nhu cầu về dầu mỏ sẽ tiếp tục giảm, và trong tháng 12, mức giảm sẽ đạt 2,7 triệu thùng mỗi ngày.
Bên cạnh đó, sau khi báo cáo được công bố, giá dầu cũng có chiều hướng đi xuống. Dầu thô Brent giao dịch ở mức khoảng 28,74 USD/thùng, giảm hơn 2,8%; trong khi giá dầu West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ đạt mức 19,77 USD/thùng, giảm khoảng 1,7%.
Dự đoán của IEA được đưa ra ngay sau khi các nước sản xuất dầu thuộc nhóm OPEC và các nước không thuộc tổ chức này, được gọi là OPEC +, đã hoàn tất một thỏa thuận lịch sử để cắt giảm sản lượng dầu cùng với các nhà sản xuất khác, bao gồm cả Mỹ. Thỏa thuận chi tiết cho biết họ sẽ cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu mỗi ngày kể từ ngày 1/5 tới đây.
"Các quyết định lịch sử được đưa ra bởi OPEC + và G-20 sẽ giúp đưa ngành công nghiệp dầu mỏ phục hồi trở lại", phát ngôn viên của IEA cho biết.
"Mặc dù vậy, việc tích trữ 12 triệu thùng dầu mỗi ngày trong nửa đầu năm 2020 vẫn là mối đe dọa với bộ phận hậu cần của các ngành công nghiệp khác".
IEA cho biết họ được khuyến khích bởi tính thống nhất được thể hiện qua các nhà hoạch định chính sách từ các nước sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng do virus corona gây ra có thể tác động tiêu cực đến mục tiêu khôi phục thị trường dầu mỏ.