Nhật Bản đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất linh kiện bán dẫn nội địa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Chính phủ Nhật Bản tuyên bố hỗ trợ một liên doanh bán dẫn mới do các công ty công nghệ bao gồm Sony Group Corp và NEC Corp dẫn đầu trong nỗ lực tái lập vị thế quốc gia như nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới.
Nhật Bản đầu tư mạnh vào sản xuất bán dẫn nội địa. Ảnh E&T
Nhật Bản đầu tư mạnh vào sản xuất bán dẫn nội địa. Ảnh E&T

Tokyo tuyên bố sẽ đầu tư đến 70 tỷ yên, tương đương 500 triệu USD (427 triệu bảng Anh) vào Rapidus, một liên doanh bán dẫn mới do các công ty công nghệ bao gồm Sony Group Corp và NEC Corp dẫn đầu. Công ty dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vào nửa sau của thập kỷ.

Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản trong một cuộc họp báo phát biểu: "Chất bán dẫn sẽ là một thành phần quan trọng để phát triển những công nghệ tiên tiến hàng đầu mới như AI, các ngành công nghiệp kỹ thuật số và hệ thống chăm sóc sức khỏe".

Thông báo đầu tư được đưa ra trong bối cảnh thiếu hụt linh kiện bán dẫn toàn cầu và xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, chính quyền tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt hàng loạt biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận với công nghệ sản xuất linh kiện bán dẫn tiên tiến.

Công ty chip mới đại diện cho giai đoạn phát triển tiếp theo trong chiến lược bán dẫn của Nhật Bản, đồng thời là một dấu hiệu nữa cho thấy sự hợp tác ngày càng sâu sắc trong tiến trình đồng phát triển công nghệ với Mỹ. Tháng 7/2022, hai nước đồng thuận thành lập một trung tâm nghiên cứu chung mới nhằm phát triển chip bán dẫn 2 nanomet thế hệ tiếp theo với tốc độ tính toán nhanh hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.

Ngày 10/11. theo TV Tokyo, Rapidus sẽ nhận các khoản đầu tư từ những công ty như Nippon Telegraph, Telephone Corp và Kioxia Holdings. Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ thành lập một trung tâm nghiên cứu bán dẫn mới cuối năm 2022, phát triển chất bán dẫn dưới 2 nanomet.

Sau khi bùng phát khủng hoảng thiếu chip, bắt đầu vào năm 2020, những thiệt hại kinh tế do thiếu linh kiện bán dẫn có trị giá hàng tỷ USD. Trong 2 năm qua, tình trạng thiếu chip buộc Ford, Jaguar Land Rover, Volkswagen, General Motors, Nissan, Daimler, BMW, Renault và Toyota phải đóng cửa các nhà máy, thu hẹp quy mô sản xuất và loại bỏ những tính năng cao cấp trên xe ô tô mới như hệ thống định vị vệ tinh tích hợp, phát triển trên công nghệ bán dẫn tinh vi.

Mỹ đã ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với công nghệ bán dẫn tiên tiến từ năm 2019, chính quyền Trump ra lệnh cấm Huawei mua những công nghệ quan trọng của Mỹ. Mùa hè năm 2021, chính phủ Mỹ cũng cấm xuất khẩu 4 công nghệ gắn liền với sản xuất chất bán dẫn, trên cơ sở lý luận những công nghệ này có ý nghĩa "quan trọng đối với an ninh quốc gia" và ký một dự luật "lịch sử" thúc đẩy phát triển sản xuất chất bán dẫn trong nước.

Trong bối cảnh thiếu hụt linh kiện bán dẫn và xung đột thương mại, chính phủ Nhật Bản lo ngại rằng Trung Quốc có thể thực hiện các hoạt động giành quyền kiểm soát Đài Loan, trung tâm toàn cầu về sản xuất chip tiên tiến, nhằm làm chậm sự phát triển đồng thời công nghệ bán dẫn toàn cầu đồng thời tiếp cận công nghệ bán dẫn tiên tiến và giành lại quyền khống chế thị trường bán dẫn.

Nhằm thúc đẩy năng lực sản xuất chip trong nước, chính phủ Nhật Bản tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính, khuyến khích các nhà sản xuất chip nước ngoài xây dựng nhà máy tại Nhật Bản, trong đó có 400 tỷ yên hỗ trợ Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), nhà sản xuất chip logic hàng đầu thế giới, xây dựng một nhà máy ở tỉnh Kumamoto nhằm cung cấp linh kiện bán dẫn cho Sony và nhà sản xuất ô tô Denso Corp.

Tháng 7/2022, Nhật Bản tiếp tục cung cấp khoản viện cấp 93 tỷ yên hỗ trợ các nhà sản xuất chip nhớ Kioxia Corp và Western Digital Corp mở rộng sản lượng tại Nhật Bản. Tháng 9/2022, Tokyo cam kết cung cấp cho nhà sản xuất chip Micron Technology của Mỹ 46,5 tỷ yên, bổ sung năng lực sản xuất tại nhà máy của công ty này ở Hiroshima.

Theo E&T