Nhac sĩ Lê Minh Sơn: Dùng công nghệ để giải bài toán khó bảo vệ bản quyền âm nhạc trên Internet

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – "Từ lâu tôi ước muốn tất cả các tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam phải được tôn trọng, được xin phép khi sử dụng. Bản nhạc là đứa con tinh thần, là tài sản, là trí tuệ, là mồ hôi, là máu nên những tài sản vô giá này cần được bảo vệ, được trân trọng" - Nhạc sĩ Lê Minh Sơn nói.
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn cho biết MCM ra đời xuất phát từ khát vọng giải quyết “nỗi đau” chung về vi phạm tác quyền trên Internet đang ngày càng nhức nhối.
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn cho biết MCM ra đời xuất phát từ khát vọng giải quyết “nỗi đau” chung về vi phạm tác quyền trên Internet đang ngày càng nhức nhối.

Tại lễ ra mắt Hệ sinh thái âm nhạc trực tuyến MCM (vừa diễn ra ngày 22/2/2022), nhạc sĩ Lê Minh Sơn - với vai trò Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bản quyền Âm nhạc trực tuyến - bày tỏ khát khao tất cả các nhạc sĩ ở Việt Nam sống được bằng nghề.

Từ câu chuyện khơi nguồn 3 năm trước, Nhạc sĩ Lê Minh Sơn cho biết đã ấp ủ ý tưởng xây dựng một hệ thống công nghệ số đồng bộ để bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến.

"Minh bạch, tôn trọng và quyền lợi kinh tế là 3 giá trị cốt lõi mà chúng tôi đặt ra và là giá trị xuyên suốt trong quá trình vận hành sau này. Chúng tôi nghiên cứu và phát triển MCM xuất phát từ khát vọng giải quyết “nỗi đau” chung về vi phạm tác quyền trên Internet ngày càng nhức nhối. Từ lâu tôi ước muốn tất cả các tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam phải được tôn trọng, được xin phép khi sử dụng" - Nhạc sĩ Lê Minh Sơn nói.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bản quyền Âm nhạc trực tuyến MCM chia sẻ, bản nhạc là đứa con tinh thần, là tài sản, là trí tuệ, là mồ hôi, là máu nên những tài sản vô giá này cần được bảo vệ, được trân trọng. Các nhạc sĩ cần được cung cấp thông tin đầy đủ về tác phẩm của mình được ai sử dụng, sử dụng ở đâu, sử dụng như thế nào. Nhạc sĩ cần được trả thù lao khi tác phẩm của mình được biễu diễn, được các bên khai thác kinh doanh. Đó chính là sự minh bạch trong sử dụng tác phẩm.

Ở những nước có luật pháp quy định rất chặt về vấn đề bản quyền, đặc biệt là bản quyền trên môi trường Internet, các nhạc sĩ ở nước ngoài họ sống hoàn toàn được bằng thu nhập từ tác phẩm, sống giàu có bằng tác quyền, vì những sáng tạo của họ được tôn trọng, được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt.

MCM chính thức ra mắt, được kỳ vọng sẽ bảo vệ quyền lợi của các nhạc sĩ

MCM chính thức ra mắt, được kỳ vọng sẽ bảo vệ quyền lợi của các nhạc sĩ

Tại lễ ra mắt, các ý kiến phát biểu đều cho rằng Covid-19 là cú hích cho ngành công nghiệp âm nhạc thu âm toàn cầu khi mảng trực tuyến có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng là 18,5% trong năm 2021. Và việc này có tác động lớn cho nghệ sĩ khi họ có thêm được khoản thu nhảy vọt từ bán bản quyền trực tuyến, cũng như ghi nhận xu thế nghe nhạc trực tuyến Streaming (hiện đang chiếm 62% doanh thu) là hình thức phổ biến toàn cầu.

Từ thông tin trên, "nếu Việt Nam quản lý tốt bản quyền trên Internet, ngành âm nhạc trực tuyến được thúc đẩy, sẽ mang lại doanh thu rất lớn. Chúng ta có một nền âm nhạc phát triển với hàng triệu bài hát là tài sản vô giá. Việc làm chủ được công nghệ bảo vệ bản quyền âm nhạc trực tuyến không chỉ giải quyết được nỗi bức xúc của các nhạc sĩ ở Việt Nam, mà còn phù hợp với xu thế phát triển của âm nhạc trong kỷ nguyên số" - ông Nguyễn Ngọc Hân - Tổng giám đốc Thủ Đô Multimedia, đơn vị phát triển giải pháp của hệ sinh thái âm nhạc trực tuyến MCM nhận định.

Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam phát biểu.

Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam phát biểu.

Phát biểu tại Lễ ra mắt, ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam - bày tỏ, việc ra mắt hệ sinh thái là dấu mốc quan trọng trong hoạt động âm nhạc từ góc độ công nghệ bản quyền âm nhạc. Bảo vệ bản quyền cũng như sở hữu trí tuệ không chỉ là vấn đề trong nước mà cũng có những cam kết quốc tế quan trọng. Thực tế diễn ra đang phức tạp, gần như các nhà có tác quyền vẫn chưa được bảo vệ và cũng gây nhức nhối trong vấn đề quản lý. Đây là cơ hội những cũng cần nỗ lực sử dụng các giải pháp công nghệ để bảo vệ bản quyền.

Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết thêm, Hội quan tâm đến vấn đề bản quyền và đã thành lập Trung tâm Bản quyền số. Hiện Trung tâm chủ yếu bảo vệ bản quyền báo chí, văn học và khai thác bản quyền trên các nền tảng mạng xã hội. Chủ tịch Hội mong muốn thời gian tới MCM và Hội sẽ có những hoạt động chung với sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả.

Bằng việc áp dụng giải pháp truy vết và bảo vệ bản quyền, MCM hướng tới cung cấp 3 dịch vụ chính:

1. Uỷ quyền bảo vệ và phân phối: Các nhạc sĩ/tổ chức sở hữu bản quyền có thể hợp tác, trở thành đối tác của MCM để ủy quyền bảo vệ, quản lý và minh bạch khai thác kinh doanh các bản nhạc trên Internet.

2. Xây dựng kho nhạc được bảo vệ bản quyền cho các tổ chức và cá nhân.

3. Đánh dấu tác phẩm: Miễn phí đánh dấu tất cả các bản ghi, tác phẩm âm nhạc, sách nói, podcast nhằm định danh tác phẩm cho từng đơn vị phân phối nhạc.

Về tỷ lệ chia sẻ với các tác giả, ông Nguyễn Ngọc Hân cho biết, ở nước ngoài, tỷ lệ này chia giữa đơn vị sở hữu giải pháp và tác giả là 30:70, ở MCM tỷ lệ này là 20:80, 20% này giúp duy trì, vận hành hệ thống.