Diễn đàn "Văn hóa với doanh nghiệp" tôn vinh các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội thời COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với doanh nghiệp" lần thứ nhất sẽ diễn ra vào ngày 5/12 tại Hà Nội, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của khoảng 300 doanh nghiệp tiêu biểu.
Ông Hồ Anh Tuấn – Chủ tịch Hiệp hội phát triển Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức 248 -chủ trì họp báo
Ông Hồ Anh Tuấn – Chủ tịch Hiệp hội phát triển Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức 248 -chủ trì họp báo

Diễn đàn do Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” (gọi tắt là Ban Tổ chức 248) phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Công Thương; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; VCCI, tổ chức.

Tại cuộc họp báo diễn ra sáng nay, 9/11, ông Hồ Anh Tuấn – Chủ tịch Hiệp hội phát triển Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức 248 - cho biết: Diễn đàn quốc gia “Văn hóa với doanh nghiệp” được tổ chức nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc, hưởng ứng tích cực Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động, đặc biệt là những doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội với cộng đồng trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19.

Chủ đề của diễn đàn năm nay là “Tiếp biến văn hoá - nền tảng phục hồi và phát triển bền vững kinh tế”.

Dự cuộc họp báo về diễn đàn quốc gia "Văn hóa với doanh nghiệp", có ông Lê Doãn Hợp, Chủ tịch danh dự Hội Truyền thông số Việt Nam, Thường trực Ban Tổ chức 248 và ông Nguyễn Minh Hồng – Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, cùng đại diện nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp.

Ban Tổ chức 248 mong muốn tạo một diễn đàn quy mô quốc gia để lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp gỡ, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp, các nhà quản lý và nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh; khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hoá trong phát triển bền vững kinh tế, kiến tạo môi trường kinh doanh. Diễn đàn cũng là dịp để cộng đồng doanh nghiệp đề xuất các kiến nghị về cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Ông Lê Doãn Hợp - Chủ tịch Danh dự Hội Truyền thông số Việt Nam, Thường trực Ban Tổ chức 248 - phát biểu

Ông Lê Doãn Hợp - Chủ tịch Danh dự Hội Truyền thông số Việt Nam, Thường trực Ban Tổ chức 248 - phát biểu

Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Doãn Hợp - Chủ tịch danh dự Hội Truyền thông số Việt Nam, Thường trực Ban Tổ chức 248 - khẳng định 5 nhiệm vụ vẻ vang của doanh nghiệp. Đó là cùng gia đình tạo ra của cải cho xã hội; là lực lượng chủ công nộp ngân sách nuôi bộ máy công quyền, lực lượng vũ trang và cả những người nghỉ hưu; là nòng cốt đóng góp các chính sách từ thiện nhân đạo quốc gia; là lực lượng chủ công hội nhập kinh tế quốc tế; là nơi đào luyện cán bộ làm kinh tế giỏi cho đất nước trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn hoá doanh nghiệp là một trong ba trụ cột xây dựng văn hoá quốc gia, đồng thời, là nền tảng kinh tế. Do đó, phải tôn vinh doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp vì văn hoá doanh nghiệp như một phần thưởng, một thương hiệu, dấu ấn và tài sản.

Ông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh: “Hãy chăm lo cho doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển nhanh nhất, trong điều kiện thuận lợi nhất”.

Ông Lê Doãn Hợp- Chủ tịch danh dự Hội Truyền thông số Việt Nam, Thường trực Ban Tổ chức 248 và ông Nguyễn Minh Hồng – Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam
Ông Lê Doãn Hợp- Chủ tịch danh dự Hội Truyền thông số Việt Nam, Thường trực Ban Tổ chức 248 và ông Nguyễn Minh Hồng – Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam

Theo ông Hồ Anh Tuấn, diễn đàn "Văn hóa với doanh nghiệp" sẽ diễn ra nhiều hoạt động: Tọa đàm, trao đổi giữa các nhà nghiên cứu, quản lý và các doanh nghiệp về các nội dung: Lý luận chung về tiếp biến văn hóa để phát triển; Vai trò của tiếp biến văn hóa đối với phát triển bền vững kinh tế; Bài học kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam và thế giới; Tiếp biến văn hóa để tồn tại, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trong và sau đại dịch Covid 19; Tiếp biến văn hóa - nền tảng để hội nhập kinh tế quốc tế thành công; Đề xuất các kiến nghị về cơ chế, chính sách liên quan.

Diễn đàn cũng tổ chức sơ kết 5 năm triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động, đồng thời, tôn vinh và trao chứng nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam”.

Các đại biểu dự cuộc họp báo

Các đại biểu dự cuộc họp báo

Các doanh nghiệp đạt chuẩn phải đáp ứng đủ các tiêu chí trong Bộ tiêu chí văn hoá kinh doanh Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ban hành và qua sự thẩm định của Hội đồng quốc gia trên nguyên tắc Minh bạch - Công tâm - Công bằng. Bộ tiêu chí nhấn mạnh các yêu cầu như: Không buôn lậu, không trốn thuế; không sản xuất, kinh doanh hàng giả, sản phẩm độc hại; không nợ lương và bảo hiểm xã hội của người lao động; không lừa đảo, lợi dụng hoặc làm hại các tổ chức, cá nhân khác; không vi phạm pháp luật