|
Bồn chứa của nhà máy sữa nước Vinamilk |
Trả lời câu hỏi của người tham dự về trường hợp thoái vốn sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Thứ trưởng Đông nói: "Cụ thể lộ trình thoái vốn nhà nước thế nào thì cổ đông của doanh nghiệp sẽ quyết định, nhưng tới đây Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ phải đề xuất lộ trình rút dần vốn nhà nước tại Vinamilk.”
Một khán giả tại diễn đàn đứng lên hỏi:Vậy nếu doanh nghiệp đang làm ăn tốt và mọi việc suôn sẻ thì có lý do gì phải mở room (tăng tỷ lệ sở hữu) cho nhà đầu tư nước ngoài? Trả lời,ông Vũ Bằng,Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nói: “Chúng tôi nghĩ quyền năng là ở đại hội đồng cổ đông, cổ đông lớn, chính các cổ đông sẽ có cái nhìn dài hơi để thu hút dòng vốn trong đó có vốn nước ngoài.”
Cũng có ý kiến cho rằng trong câu chuyện này, tỷ lệ nắm giữ 49% của nhà nước đang chắn đường đi của doanh nghiệp. Song các diễn giả tại diễn đàn này cũng cho rằng trong trường hợp mở room với Vinamilk nói riêng và các doanh nghiệp nhà nước nói chung, nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm mở ra sân chơi tốt nhất, tạo ra môi trường tốt nhất để các người chơi tự do thỏa thuận và thị trường sẽ phải tự quyết định câu chuyện của mình chứ nhà nước không và không nên can thiệp.
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), nói rằng “hai câu hỏi đầu tiên của chúng tôi khi quyết định bán vốn của nhà nước hay không là cổ phần đó được định giá bao nhiêu và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp sau khi bán thế nào chứ không còn là chuyện tối đa hóa tiền thu về như trước.”
Ông Tiến nói: “Thực tế cổ phần hóa của chúng ta đến nay đã thu về vốn cao hơn sổ sách. Mặc dù giá bán cao hơn sổ sách như vậy song có nhiều doanh nghiệp sau khi được bán đi đã kinh doanh tốt hơn và tôi nghĩ đó mới là điều chứng tỏ doanh nghiệp nhà nước có giá trị.”
Đối với Vinamilk những ngày này, câu hỏi hậu chuyển giao quyền lực ở công ty sẽ ra sao, tương lai của cổ phiếu vua Vinamilk sẽ như thế nào là những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất, sau khi chiếc ghế Chủ tịch HĐQT của công ty sữa lớn nhất Việt Nam sau hơn 12 năm do bà Mai Kiều Liên điều hành được chuyển cho bà Lê Thị Băng Tâm.
“Dựa trên cơ sở nào HĐQT đã quyết định để bà Băng Tâm thay bà Mai Kiều Liên?”, trả lời câu hỏi này củaTBKTSG Onlinengày 29-7, bà Bùi Thị Hương, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), nói: “Bà Băng Tâm là thành viên độc lập của Vinamilk, không đại diện cho bất kỳ nhóm cổ đông nào. Mặt khác, bà cũng là người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và quản trị doanh nghiệp.”
Các cổ đông những ngày qua lo lắng về sự thay đổi nhân sự cấp cao ở Vinamilk và cho rằng bước tiếp theo bà Liên sẽ rời bỏ hẳn công ty không còn lâu nữa. Trả lời băn khoăn trên, bà Bùi Thị Hương nói rằng theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Vinamilk, việc tách hai chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc tại Vinamilk là nhằm thực hành quản trị công ty tốt theo chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, một nguồn tin thuộc Bộ Tài chính cho rằng Vinamilk là công ty cổ phần và thực sự theo các quy định hiện hành về quản trị công ty hiện nay tại Việt Nam không có quy định nào bắt buộc phải tách chức danh Chủ tịch HĐQT ra khỏichức danhtổng giám đốc cũng như giới hạn tuổi của chủ tịch công ty khi phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp này hiện đang ở mức dưới 50%.
Theo TBKTSG