|
Nhiều người giàu ở Trung Quốc bán hết những chiếc đồng hồ Rolex đắt tiền mà họ rất yêu thích (Ảnh: AFP) |
Thị trường hàng xa xỉ second-hand (đã qua sử dụng) trở thành một trong những thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách zero-COVID của Bắc Kinh. Giá cả các mặt hàng xa xỉ second-hand đã giảm với tốc độ chóng mặt.
Tầng lớp thượng lưu, giàu có ở quốc gia này cũng đang cho thấy việc cắt giảm chi tiêu cho thú vui của mình. Họ bán những chiếc đồng hồ Rolex và túi xách Hermès để có thêm tiền.
Dù cho đây là một chiến lược thông minh hay bán do tâm lý lo sợ, thì kết quả vẫn như nhau.
|
Người dân xếp hàng tại một cửa hàng Hermès ở Thượng Hải (Ảnh: AP) |
Vào lúc đại dịch mới xảy ra, những người tiêu dùng giàu có của Trung Quốc dường như vẫn vui vẻ chi tiền mua những món hàng xa xỉ, đặc biệt là khoảng thời gian nước này cấm di chuyển ra nước ngoài.
Tuy nhiên, kể từ sau đó, chính sách zero-COVID kéo dài – khiến cho thủ phủ tài chính và thương mại của Trung Quốc, Thượng Hải, bị phong tỏa vào đầu năm nay – ngay cả những công dân giàu có nhất của nước này cũng hứng chịu tác động. Bởi vậy, việc bán đi những món đồ xa xỉ mà giới thượng lưu từng yêu quý dần trở nên phổ biến.
|
Một cửa hiệu Rolex ở trung tâm mua sắm Parkview Green, Bắc Kinh (Ảnh: SCMP) |
Tờ Financial Times mới đây đưa tin rằng Watcheco, một cổng thương mại chuyên bán đồng hồ đắt tiền đã qua sử dụng, đã phải chứng kiến giá trị của những chiếc Rolex Submeriner second-hand giảm tới 46% kể từ tháng 3.
Và không chỉ có những chiếc đồng hồ đắt tiền: ngay cả những mẫu túi xách được ưa chuộng ở Thượng Hải và Hàng Châu cũng bị giảm giá, ví dụ như túi xách Hermès Birkin giảm giá tới 20%.
|
Diễn viên Chen Xiao, gương mặt thương hiệu của Girard Perregaux ở Trung Quốc (Ảnh: SCMP) |
“Đợt bùng nổ đã qua đi,” James Wang, một thương nhân chuyên bán đồng hồ hạng sang second-hand ở Nam Kinh, nói. “Chúng tôi đang bước vào một giai đoạn thay đổi có thể kéo rất dài.”
|
Nhiều cửa hàng như cửa hàng ở Phúc Kiến này chịu ảnh hưởng bởi các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt (Ảnh: Reuters) |
“Hãng Patek Philippe nói rằng bạn không bao giờ thực sự sở hữu đồng hồ của họ mà chỉ dám đứng ngắm nó trong suốt một thế hệ,” Wang nói thêm. “Đây có lẽ là giai đoạn khủng hoảng, khi mà hoạt động kinh doanh suy yếu nhất mà tôi từng thấy ở Trung Quốc trong suốt 25 năm qua.”
Thực tế rằng các doanh nghiệp đang chơi trò “đu đưa”, nâng giá và giảm giá để ứng phó với các quy định ngặt nghèo do COVID-19. Và khó ai có thể dự đoán trước được điều này sẽ xảy ra, khi mà giá của một chiếc Rolex Submariner second-hand đã tăng 240$ chỉ trong 6 tháng trước khi Thượng Hải bị phong tỏa, theo Financial Times.
50 triệu căn hộ bỏ không – “bom nổ chậm” của thị trường nhà ở Trung Quốc
[ĐỌC CHẬM] Nỗi lo 'bong bóng' nhà đất xì hơi ở Trung Quốc
Mua sắm y tế tập trung (Bài 1): Đấu thầu tập trung giúp giảm 82% giá khớp nhân tạo ở Trung Quốc
Theo SCMP