|
Ảnh minh họa: Getty |
Trong những năm 1990, trong lúc các quốc gia hậu Xô viết đang suy yếu và không có kinh nghiệm tự quản, Mỹ có đủ nguồn lực để lợi dụng họ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với hãng RT. Washington đã tận dụng sức mạnh của họ bằng cách thiết lập một mạng lưới các phòng thí nghiệm sinh học mà Nga tin là thực hiện nhiều nghiên cứu quân sự, ông giải thích trong cuộc phỏng vấn.
Sự sụp đổ của Liên Xô đã để lại nhiều quốc gia nghèo và rất cần những thứ hàng hóa cơ bản nhất, điều này khiến họ cởi mở với sự hỗ trợ của Mỹ, ông Lavrov nói.
“Các đối tác phương Tây của chúng ta sau đó lại tranh giành. Họ đưa ra những dịch vụ trong mọi khía cạnh và thâm nhập vào mọi lĩnh vực của các nước mới độc lập. Họ cử các cố vấn. Và giờ họ đang trải qua thứ gọi là kết quả của giai đoạn đó” – ông Lavrov nói.
Đặc biệt, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nhắc tới các phòng thí nghiệm được Mỹ rót vốn trên lãnh thổ các nước hậu Xô viết. Vận hành dưới cái ô của Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa quốc phòng của Lầu Năm Góc, chúng là nơi thực hiện các nghiên cứu sinh học.
Washington nói rằng mạng lưới này mang mục đích tốt và nhằm phát hiện, nhận dạng các mầm bệnh trỗi dậy có thể gây hiểm họa cho nhân loại. Nhưng một số quốc gia, bao gồm Nga, tin rằng chúng là những cơ sở nghiên cứu vũ khí sinh học.
Bằng chứng về bản chất thực sự của các phòng thí nghiệm này đã được vạch trần bởi quân đội Nga trong lúc thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine, ông Lavrov nói, thêm rằng Moscow sẽ không cho phép bỏ qua vấn đề này.
“Những thí nghiệm mà họ thực hiện trong các phòng thí nghiệm đó. Chúng tôi từ lâu đã ngờ rằng nó không mang mục đích hòa bình” – ông Lavrov nói.
“Những mẫu bệnh phẩm được lưu trữ (tại các phòng thí nghiệm của Ukraine), tài liệu cho thấy rõ ràng đây là những thí nghiệm mang tính chất quân sự. Và nhiều tài liệu cho thấy rõ rằng có hàng chục phòng thí nghiệm như vậy ở Ukraine” – ông nói thêm.
Moscow muốn cập nhật Công ước về Vũ khí Hóa học, một hiệp ước quốc tế năm 1972 trong đó cấm nghiên cứu, dự trữ và sử dụng các loại vũ khí như vậy mà cả Nga và Mỹ từng ký kết. Thỏa thuận này có một lỗ hổng lớn vì thiếu một cơ chế xác nhận.
Mỹ đã làm ngơ đề xuất thiết lập cơ chế như vậy trong suốt hơn 2 thập kỷ, kể từ năm 2001, ông Lavrov nhấn mạnh. “Giờ mọi chuyện đã rõ với chúng tôi, lý do mà họ thiết lập các phòng thí nghiệm hóa học quân sự trên khắp thế giới trong suốt những năm nay”, ông nói.
Theo RT