Nghịch cảnh ở Mỹ thời hậu COVID-19 : nhóm số ít các cự phú giàu sụ, ngân khố chính phủ trống rỗng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Làn sóng AI được thúc đẩy bởi các chatbot AI như ChatGPT đã khiến một lượng lớn tiền nóng đổ vào thị trường chứng khoán, dẫn đến khối tài sản của các ông trùm công nghệ Mỹ năm nay tăng vọt hơn 150 tỉ USD.

Làn sóng AI do ChatGPT khởi đầu đã khiến các ông trùm công nghệ Mỹ nhanh chóng giàu sụ (Ảnh: Creaders).
Làn sóng AI do ChatGPT khởi đầu đã khiến các ông trùm công nghệ Mỹ nhanh chóng giàu sụ (Ảnh: Creaders).

Các ông trùm công nghệ hốt bạc, ngày càng giàu sụ

AI đã trở thành nhóm chủ đề xu hướng được quan tâm nhất trong năm 2023. Các nhà đầu tư đang tranh nhau mua cổ phiếu liên quan đến AI, trong đó Meta công ty mẹ Facebook và Nvidia, có giá cổ phiếu năm nay đã phá vỡ ba con số; cổ phiếu của Microsoft, Oracle), công ty mẹ Alphabet của Google cũng đã tăng vọt; những người sáng lập các công ty này ngày càng giàu có hơn.

Được hưởng lợi từ AI, Mark Zuckerberg, người sáng lập Meta, nói là cắt giảm chi phí "năm hiệu quả", cổ phiếu Meta trong năm nay đã tăng 134%. Theo Bloomberg Billionaires Index, giá trị tài sản ròng của Zuckerberg đã tăng thêm khoảng 57 tỉ USD.

Oracle cũng đã tăng tới 55% trong những năm gần đây, khiến Larry Ellison, người đồng sáng lập kiêm CEO công nghệ của Oracle, tăng tài sản thêm 47 tỉ USD chỉ trong 6 tháng năm nay, lần đầu tiên vượt qua người sáng lập Microsoft Bill Gate vào tuần trước.

Mark.jpg
Cổ phiếu Meta tăng 134% khiến tài sản của Mark Zuckerberg tăng 57 tỉ USD
(Ảnh: NetEasy).

Microsoft cũng không ngoại lệ, với mức tăng hơn 44% trong năm nay, Bill Gates vẫn là cổ đông lớn của Microsoft và nắm giữ hơn 1% cổ phần, đã tăng giá trị tài sản thêm khoảng 24 tỉ USD trong năm nay; Nvidia chắc chắn là cổ phiếu AI nóng nhất trong năm nay với mức tăng 190%, khiến giá trị thị trường của công ty đã vượt quá 1 nghìn tỉ USD và tài sản cá nhân của người sáng lập Jensen Huang cũng tăng thêm 24 tỉ USD.

Theo tính toán của "Markets Insider", tổng tài sản của các ông trùm công nghệ nói trên tăng tổng cộng hơn 150 tỉ USD vào năm 2023.

Chính phủ Mỹ suýt sụp đổ vì không có tiền để chi tiêu

Trong khi đó, ngày 30/5, truyền thông Mỹ đã đưa ra một thông tin không mấy nổi bật, theo thống kê của Bloomberg Billionaires Global Ranking, hiện tại trên thế giới có 31 tỉ phú có giá trị tài sản ròng vượt quá tổng lượng tiền mặt sẵn có để sử dụng của chính phủ liên bang Mỹ. Chính phủ Mỹ chỉ còn lại 38,8 tỉ USD, thấp hơn rất nhiều so với 200 tỉ USD hồi đầu tháng 5.

Trong số 31 người "giàu hơn chính phủ Mỹ", có 18 là người Mỹ. CEO Tesla Elon Musk xếp ở vị trí đầu tiên, tiếp theo là là những cái tên quen thuộc khác như nhà sáng lập Amazon Bezos, nhà sáng lập Microsoft Bill Gates, “thần chứng khoán” Buffett, hai nhà sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin, nhà sáng lập Facebook Zuckerberg.

Elon Musk.jpg
CEO Tesla Elon Musk hiện vẫn là người giàu nhất Mỹ (Ảnh: NetEasy).

Mặt khác, chính phủ liên bang Mỹ đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan là không thể thanh toán các hóa đơn của mình. Bộ trưởng Tài chính Yellen từng nhiều lần cảnh báo, nếu không nới rộng mức trần giới hạn nợ, sẽ không thể thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ vì sẽ cạn tiền vào ngày 5/6. Dưới sự căng thẳng tột độ giữa hai đảng, vào ngày 3/6, một dự luật cuối cùng đã được ký kết cho phép chính phủ Mỹ tiếp tục vay tiền, cuối cùng đã tạm thời vượt qua cuộc khủng hoảng, nhưng đó chỉ là một sự tạm hoãn.

Đầu năm ngoái, Oxfam đã công bố nghiên cứu mang tên "Sự bất bình đẳng chết người", sau đại dịch COVID-19, khi thu nhập của 99% người dân thế giới giảm sút thì tài sản ròng của 10 người giàu nhất thế giới lại tăng gấp đôi; sau 1 năm sự phân hóa này lại càng tăng.

Kể từ thời đại dịch bệnh, một trong những điều quan trọng nhất đã bị mọi người phớt lờ: phần lớn của cải trên thế giới đã bị một số rất ít người nắm giữ.

Dịch bệnh làm gia tăng hiệu ứng Matthew

Chính phủ Mỹ không có tiền trong két, nhưng một số rất ít người Mỹ giàu có, không chỉ mọi người thấy cảnh này rất kỳ quái mà Tổng thống Mỹ Biden từ lâu đã nhận thấy không ổn.

Vào năm 2021, ông Biden đã đề cập trong bài phát biểu của mình: "Thu nhập trung bình của CEO trước đây gấp 20 lần thu nhập của nhân viên bình thường, và hiện tại tỷ lệ này là hơn 350 lần. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, tài sản của các tỷ phú đã tăng lên 18.000 tỉ USD. Thật không công bằng."

Tổng thống Ông Biden đã chỉ ra một vấn đề xã hội tương đối gay gắt: Trong vài thập kỷ qua, khoảng cách thu nhập trong xã hội Mỹ ngày càng rộng. Năm 1980, top 1% người Mỹ thu nhập cao có được chưa đến 10% thu nhập quốc gia; đến năm 2015, top 1% người Mỹ này đã chiếm hơn 20% thu nhập cả nước.

Joe Biden.jpg
Tổng thống Joe Biden từng phát biểu cho rằng thật bất công khi khoảng cách thu nhập giữa người giàu và dân thường Mỹ ngày càng lớn (Ảnh: NetEasy).

Sự xuất hiện của dịch bệnh càng làm trầm trọng thêm hiệu ứng Matthew — người giàu ngày càng giàu hơn và người nghèo ngày càng nghèo hơn. Ví dụ: vào tháng 3/2020, phần lớn (61%) quỹ cứu trợ trị giá 2 nghìn tỉ USD được chính phủ Mỹ phê duyệt đã được phân bổ cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ cũng như chính quyền địa phương, chỉ 30% được phân bổ cho những người dân Mỹ bình thường.

Tài sản của giới siêu giàu như Bezos, Gates và Zuckerberg đã tăng hơn 430 tỉ USD trong hai tháng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, mức tăng gần 15%. Một năm sau khi dịch bùng phát, 20 triệu người Mỹ mất việc làm. Nhưng có 650 tỉ phú Mỹ có giá trị tài sản ròng tăng hơn 1 nghìn tỉ USD trong khoảng thời gian một năm này, đạt tới con số đáng kinh ngạc là 4 nghìn tỉ.

Theo dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang năm 2021, tài sản thuộc sở hữu của 1% người siêu giàu hàng đầu ở Mỹ lần đầu tiên vượt quá tài sản của tất cả các gia đình trung lưu có thu nhập ở mức trung bình 60%.

Trong thời kỳ dịch bệnh, chính sách “nới lỏng định lượng” điên cuồng cắt giảm lãi suất và in tiền ở các nước Âu Mỹ đã thúc đẩy giá bất động sản và thị trường chứng khoán tăng cao, khiến tài sản của người giàu càng cao hơn. Trong hai năm qua, các tỉ phú đã kiếm được 1,7 triệu USD khi 90% dân số dưới đáy thế giới bình quân kiếm được 1 USD.

Ben Steveman, một phóng viên đã giúp biên soạn "Chỉ số tỉ phú" của Bloomberg cho biết: "Những gì (hầu hết) đã xảy ra trong thời kỳ đại dịch là phần lớn tài sản đã bị người giàu chiếm giữ".

Mặc dù những cự phú này kiếm được rất nhiều tiền, nhưng họ không trả lại cho xã hội.

Ong chu Nvidia.png
Giá cổ phiếu của Nvidia tăng 190% khiến giá trị thị trường của công ty của Jensen Huang sớm vượt qua mốc 1.000 tỉ USD (Ảnh: NetEasy),

Người giàu tìm mọi cách trốn thuế

Theo một báo cáo phân tích năm 2021 của ProPublica, một cơ quan điều tra của Mỹ, 25 người Mỹ giàu nhất, bao gồm Musk, Buffett và Bezos, chỉ nộp thuế suất thực tế từ năm 2014 đến 2018 là 3,4%.

Báo cáo cho thấy Bezos không nộp thuế thu nhập liên bang vào năm 2007 và 2011, trong khi Musk không nộp thuế thu nhập vào năm 2018.

Trong số đó, “thần cổ phiếu” Warren Buffett có số tiền trốn thuế cao nhất. Từ năm 2014 đến 2018, tài sản của ông tăng thêm 24,3 tỉ USD, nhưng ông chỉ nộp 23,7 triệu USD thuế, mức thuế suất thực tế dưới 0,1%.

Emmanuel Seth và Gabriel Zukerman, hai nhà kinh tế học tại Đại học California, Berkeley, đã chỉ ra trong cuốn sách "The Triumph of Injustice" (tạm dịch: Chiến thắng của sự bất công) rằng những người Mỹ giàu nhất hiện nay đang nộp mức thuế ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua. Sau khi Donald Trump phát động cải cách thuế năm 2018, mức thuế hiệu quả trung bình mà 400 gia đình giàu có nhất Mỹ phải nộp là 23%, thực tế thậm chí còn thấp hơn mức thuế suất trung bình 24,2% của 50% người ở nửa dưới xã hội Mỹ.

Buffet.jpg
"Thần cổ phiếu" Warren Buffett là người trốn thuế nhiều nhất (Ảnh: NetEasy).

Cổ phiếu chưa bán là lợi nhuận chưa thực hiện (unrealized gains) và chính phủ Mỹ hiện không thể đánh thuế lợi nhuận chưa thực hiện. Do đó, để tránh thuế, người giàu Mỹ thường không bán cổ phiếu trừ khi họ phải làm vậy. Nhiều người không bán cổ phiếu của họ cho đến khi họ chết, sau đó trực tiếp chuyển cổ phiếu cho con cháu.

Những người giàu này đã nắm giữ cổ phiếu và không bán chúng, khi cần tiền mặt thì họ làm thế nào? Câu trả lời là tìm ngân hàng để vay. Chiến lược khéo léo của những người giàu có là vay các khoản vay lãi suất thấp từ các ngân hàng bằng tài sản hoặc sản phẩm đầu tư của chính họ làm tài sản thế chấp. Các ngân hàng biết rằng những người này có khả năng kiếm tiền và đầu tư mạnh mẽ, vì vậy họ có xu hướng thanh toán dễ dàng hơn. Người giàu có tiêu tiền vay ngân hàng mà không phải trả một xu thuế thu nhập cho chính phủ.

Ví dụ, Elon Musk đã mua mạng xã hội khổng lồ Twitter với giá 44 tỉ USD vào năm ngoái, không phải vì ông có quá nhiều tiền trong tài khoản tiết kiệm mà vì Tesla và các công ty khác mà ông sở hữu trị giá hơn 100 tỉ USD. Ông rút tiền để chi bằng cách cầm cố cổ phần.

Ngoài ra, người giàu còn có một phương thức trốn thuế cuối cùng, đó là tìm cách khéo léo khai thác kẽ hở trong luật thuế thông qua các mối quan hệ cá nhân hoặc chi tiền mua chuộc các chính trị gia, sau đó tổ chức lại hoạt động kinh doanh của công ty mình thành một mô hình có thể tối giảm mức thuế.

Nắm giữ tài sản mà không bán chúng, vay tiền để kiếm nhiều tiền hơn và hiểu rõ những kẽ hở trong luật thuế, ba thứ vũ khí thần kỳ này giúp người giàu Mỹ luôn đi trước những người thu thuế và dễ dàng trốn các loại thuế khác nhau.

Theo NetEasy, Creaders