Nghi vấn F-35A Nhật bị tai nạn do khả năng hệ thống đảm bảo không khí bị hack

VietTimes -- Lực lượng cứu hộ và không quân Nhật Bản vẫn chưa tìm thấy chiếc máy bay tàng hình F-35A, bị tai nạn rơi trên vùng nước Thái Bình Dương thuộc quốc đảo này. Theo truyền thông Nhật và phương Tây, có nhiều khả năng dẫn đến thảm họa, bao gồm cả hệ thống phần mềm điều khiển máy bay hỏng hoặc bị hack.
Máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35.
Máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35.

Trang tin Nikkei, dẫn nguồn chuyên gia dấu tên đăng tải một bài viết bình luận về tình huống dẫn đến thảm họa. Bài báo lưu ý: có một nguy cơ rằng hệ thống phần mềm điều khiển F-35A và F-22 có thể bị bẻ khóa, nhất là trong quá trình cập nhật hệ thống. Nguy cơ này dẫn đến có vấn đề với phần mềm. Nhiều nhà bình luận tin rằng quân đội Mỹ đang nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng này, có thể dẫn đến sự cố thiết bị OBOGS (On board Oxygen generation Systems).

Hệ thống cung cấp không khí của máy bay F-35 (OBOGS) Ảnh F-16.net
Hệ thống cung cấp không khí của máy bay F-35 (OBOGS) Ảnh F-16.net

Đây là một thiết bị kỹ thuật số thông minh, cung cấp cho phi công hỗn hợp không khí thở trong suốt chuyến bay. Không khí phía ngoài được thu qua cửa hút, động cơ sẽ nén lại và đưa vào một máy hấp thụ đặc biệt, tại đây không khí được làm sạch và cung cấp cho phi công ở nồng độ ô xy cao cần thiết để bay trên độ cao lớn. Nhưng theo các chuyên gia không quân Mỹ, đôi khi hệ thống cung cấp oxy dừng lại tại thời điểm máy bay thực hiện một thao tác siêu cơ động với sự thay đổi độ cao đột ngột

Các chuyên gia dấu tên mà Nikkei phỏng vấn cho rằng, đây chính là nguyên nhân vụ tai nạn với chiếc F-35A. Trước khi mất liên lạc, phi công Nhật Bản thực hiện một động tác ngoặt gấp với giảm mạnh độ cao. Chính vào thời điểm này, hệ thống cung cấp oxy có thể được tắt. Phi công có thể bị choáng ngất và mất ý thức, các thiết bị điện tử trên tàu không hoạt động, không gửi bất kỳ tín hiệu nào về việc mất độ cao nghiêm trọng, ngay sau đó máy bay va đập với mặt nước biển.

Một bài báo khác trong Nikkei cho biết, Nhật Bản và Mỹ sử dụng một số lượng phương tiện tìm kiếm chưa từng có để tìm kiếm chiếc tiêm kích tàng hình với các công nghệ tiên tiến. Các quốc gia lo ngại rằng những bí mật sẽ rơi vào tay Nga hoặc Trung Quốc. Không quân Hải quân Mỹ sử dụng đến cả máy bay tuần biển chống ngầm P-8A để phát hiện tàu ngầm thâm nhập khu vực cùng tàu khu trục USS Stethem trang bị radar Aegis nhằm phát hiện các mối đe dọa từ xa.

Mỹ tham gia giải quyết tai nạn này với mức độ ưu tiên chưa từng có. Trong giai đoạn này F-35A đóng một vai trò quan trọng trong chiến tranh hiện đại và những quan hệ với các quốc gia đồng minh, mua sắm máy bay tiêm kích tàng hình F-35. Trang Nikkei kết luận.

Theo những tính toán khác nhau, F-35A bị chìm có thể nằm dưới đáy Thái Bình Dương ở độ sâu khoảng 1,5 km. Nhật Bản đang nỗ lực hết sức tìm kiếm F-35A nhằm cùng Mỹ nghiên cứu và đưa ra kết luật phù hợp, đồng thời giữ bí mật công nghệ tiêm kích tàng hình khỏi các đối thủ tiềm năng .  Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ không hủy việc mua F-35 theo kế hoạch với việc tự sản xuất máy bay tàng hình theo giấy phép Mỹ.