Ngày 24/7/1941, Cục Thông tin Xô viết đã được thành lập với các đơn vị trực thuộc gồm Phòng Quân sự, Phòng Phiên dịch, Phòng Tuyên truyền và phản tuyên truyền, Phòng Quốc tế...và được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Dân ủy xô viết (chính phủ).
Trong tâm khảm người dân Liên Xô thời kỳ đó, giọng đọc đã trở thành huyền thoại của Yuri Levitan chính là hiện thân của Cục Thông tin xô viết. Mỗi ngày, người ta đều ngóng trông để được nghe bản tin do ông đọc, bắt đầu bằng câu: “Cục Thông tin xô viết thông báo”...
Cục Thông tin xô viết về thực chất đã trở thành cơ quan tuyên truyền đối ngoại đầu tiên của đất nước - đó chính là một trong những phương thức tiến hành chiến tranh. Có thể thấy tầm quan trọng của công việc này qua việc tất cả các bản tin của Cục theo thứ tự đều phải được chuyển lên Tổng tư lệnh Tối cao Iosif Vissarionovich Stalin.
Studio, từ đó phát đi các bản tin chiến sự được đặt tại thành phố Sverlovsk (nay là thành phố Ekaterinburg) chứ không phải là ở Mátxcơva. Đó là do ở khu vực xung quanh thủ đô, người ta đã cho tháo dỡ tất cả các công trình có chiều cao lớn, dễ làm các mốc định hướng cho máy bay ném bom của Đức. Đến năm 1943 thì studio được di chuyển về thành phố Kuybyshev (nay là Samara).
Nhiều nhà văn xô viết nổi tiếng đã cộng tác với Cục thông tin xô viết. Trong suốt thời gian chiến tranh, có tới hơn 2000 bản tin chiến sự đã được phát đi.
Sau chiến tranh, Cục thông tin xô viết đã được bàn giao lại cho Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô quản lý. Năm 1953 được sáp nhập vào đội hình của Bộ Văn hóa Liên Xô. Đến năm 1957 chuyển về Ủy ban Nhà nước về quan hê văn hóa với nước ngoài thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
Năm 1961, theo Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Cục thông tin xô viết giải thể. Trên cơ sở nòng cốt của Cục đã thành lập Hãng thông tấn Novosti.