Ngân hàng 0 đồng và cơ hội sống duy nhất?

Ngân hàng thua lô âm cả vốn, nợ xấu lớn, cho cơ hội 2 -3 năm không tự khắc phục nguy cơ đổ vỡ, mất an toàn hệ thống. Đã thế các đại gia còn chây ì, mặc cả buộc nhà nước phải có biện pháp mạnh. 
Ngân hàng 0 đồng và cơ hội sống duy nhất?

Tuy nhiên, mua về một ngân hàng 0 đồng cũng chẳng hời tý nào khi phải đổ thời gian công sức để củng cố và làm cho nó khỏe mạnh lên.

Tuy nhiên, mua về một ngân hàng 0 đồng cũng chẳng hời tý nào khi phải đổ thời gian công sức để củng cố và làm cho nó khỏe mạnh lên.

Giải thích tại sao lại là 0 đồng, TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết, NHNN đã mời các công ty định giá độc lậpvà tổ chức kiểm toán độc lập xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ. Kết quảđánh giá cho thấy cổ phần của các ngân hàng nói trên không còn giá trị.

“Hơn nữa, tất cả các ngân hàng bị mua đều đã được cho thời hạn khắc phục trong hai năm, nhưng họ cũng không gượng dậy được. Lúc này, cần phải NHNN ra tay, chấm dứt những trò mặc cả, chây ì ”, ông Nghĩa chỉ ra.

Ông Nghĩa lý giải thêm, thực ra NHNN không tốn đồng nào. Họ mua không phải là “xòe tiền” ra mua lại tài sản, mà mua là để chấn chỉnh lại hệ thống của ngân hàng đó, sau đó bán lại cho một ngân hàng khỏe mạnh hơn. Trong trường hợp đặc biệt, NHNN có thể cho vay tái cấp vốn đặc biệt đối với ngân hàng này. Do đó những ngân hàng được mua 0 đồng cho đến giờ vẫn hoạt động khá ổn định.

Ông Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch UBGSTCQG cho biết, theo Quyết định 48/2013/QĐ-TTg ngày 01/8/2013 của Thủ tướng về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, NHNN được quyền mua lại các ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt. Giá trị thực vốn điều lệ của NH yếu kém do tổ chức kiểm toán độc lập xác định. Quyết định 48 không nêu rõ việc mua ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt với giá 0 đồng, nhưng khi ngân hàng có tài sản có nhỏ hơn tài sản nợ thì NHNN có thể mua lại ngân hàng yếu kém này với giá 0 đồng hoặc chỉ định ngân hàng khác mua lại.

“Khi mua lại, tiếp quản ngân hàng yếu kém, NHNN sẽ kế thừa quyền lợi đối với tài sản có, có quyền đòi nợ vay cũng như kế thừa nghĩa vụ đối với tài sản nợ hay phải chi trả cho người gửi tiền”, ông Phước nhấn mạnh.

Vì thế, ông Nghĩa cho biết, mua 0 đồng ngân hàng yếu kém, là một biện pháp sáng tạo. Với câu hỏi có nhất thiết phải là NHNN đứng ra mua không? Tôi cho rằng đó là cách làm nhanh nhất, không để các ngân hàng yếu kém cò kè mặc cả, bảo vệ tài sản của họ nhưng coi lợi ích của người gửi tiền là rơm rác.

Chánh Thanh tra Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng NHNN, Nguyễn Hữu Nghĩa cho rằng, việc NHNN mua lại các các ngân hàng với giá 0 đồng là đúng luật.

Một trong những sứ mạng của NHNN là bảo vệ sự an toàn của tổ chức tín dụng và tiền gửi của người dân. Việc mua lại các ngân hàng yếu kém là hoàn toàn theo quy định của pháp luật và kết quả xác định độc lập về vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của các ngân hàng yếu kém.

“Đây là quan hệ mua bán, không phải là quốc hữu hóa. Đừng nghĩ ngân hàng phá sản thì Nhà nước không mất gì, bởi Bảo hiểm Tiền gửi là tổ chức tài chính của Nhà nước, phải chi trả cho người gửi tiền”. Việc mua lại các ngân hàng yếu kém là để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và đảm bảo sự an toàn cho hệ thống”, ông Nghĩa nói.

Qua quá trình tái cơ cấu, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ dần hồi phục, mất cân đối Tài sản Có – Tài sản Nợ dần dần khép lại từ âm lớn đến âm nhỏ, dương nhỏ rồi dương lớn.

“Khi NHNN mua lại hoặc chỉ định ngân hàng khác mua lại ngân hàng yếu kém thì phải cử cán bộ có đầy đủ năng lực, phẩm chất để quản trị điều hành giúp cho ngân hàng hồi phục, chuyển biến từ lỗ sang kinh doanh có lãi. Sự phục hồi của ngân hàng sẽ làm giá trị cổ phần, cổ phiếu tăng lên và NHNN có thể chuyển nhượng cổ phần cho các nhà đầu tư khác để thu hồi vốn”, TS Trương Văn Phước nói.

Theo VNN