|
Cụ thể, thay vì màu xanh và màu đỏ vẫn dùng trước đây và chữ GP.Bank có dấu chấm ở giữa GP và Bank, thì nay ngân hàng thay đổi hoàn toàn logo và nhận diện thương hiệu sang chữ GPBank cùng với 3 màu trắng, vàng và xanh.
Như vậy, trong 3 “ngân hàng 0 đồng” là Ngân hàng Xây dựng (VNCB), GP.Bank và Oceanbank thì đến nay 2 ngân hàng là VNCB và GP.Bank đã đổi nhận diện thương hiệu.
GP.Bank là ngân hàng yếu kém bị rơi vào diện buộc phải tái cơ cấu từ năm 2012 nhưng đã không thể tự thoát khỏi vỏ bọc yếu kém của mình.
Theo NHNN, trong 3 năm từ 2012 đến 2014, NHNN đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để GP.Bank tìm kiếm đối tác, bao gồm cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng phương án tái cơ cấu khả thi để trình NHNN xem xét, chấp thuận phù hợp với quy định của pháp luật và Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo Đề án 254. Tuy nhiên, GP.Bank không đề xuất được phương án tái cơ cấu khả thi trong khi ngân hàng tiếp tục bộc lộ nhiều yếu kém, kinh doanh thua lỗ.
Để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của ngân hàng và bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, bảo vệ tiền gửi của nhân dân, NHNN quyết định đặt GP.Bank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật, đồng thời yêu cầu GP.Bank thuê tổ chức độc lập thực hiện kiểm toán và định giá tài sản để xác định giá trị thực của vốn điều lệ.
Căn cứ kết quả kiểm toán và định giá độc lập, NHNN đã yêu cầu GP.Bank tổ chức ĐHCĐ bất thường để thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ , đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định.
Tuy nhiên 3 lần tổ chức ĐHCĐ bất thường của GP.Bank đã không thành công, ngân hàng cũng không đề xuất được các giải pháp khả thi về tăng vốn điều lệ đảm bảo giá trị thực của vốn không thấp hơn vốn pháp định. Ngày 7/7/2015, NHNN đã quyết định mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của cổ đông hiện hữu tại GP.Bank với giá 0 đồng/cổ phần và chỉ định Vietinbank tham gia điều hành, quản trị ngân hàng này.
Hình ảnh GP.Bank cũ
Theo Trí thức trẻ