|
Ảnh minh họa |
Trong những ngày cuối của năm cũ 2016, Mỹ và Nga đang chứng kiến cuộc khủng hoảng gián điệp lớn thứ hai trong kỷ nguyên của ông Obama, nhưng đây là một cuộc đối đầu đầy động tác giả và nhiều điều bất ngờ.
Quay ngược trở lại năm 2010, Cục Điều tra Liên bang đã bắt giữ một chiếc nhẫn được cho là của những tình báo Nga, bao gồm cô nàng tóc đỏ Anna Chapman, người đã nhanh chóng trở thành cựu điệp viên nổi tiếng.
Tuy nhiên mới đây, tổng thống Barack Obama đã đưa ra một sắc lệnh nghiêm trọng hơn nhiều. Để trả thù cáo buộc vụ tấn công mạng vào Đảng Dân chủ nhằm nghiêng kết quả bầu cử về phía ông Donald Trump, Mỹ đã trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga, trừng phạt hai cơ quan tình báo Nga. Các khu nghỉ của quan chức Nga và gia đình tại Mỹ cũng bị đóng cửa.
Nga có vẻ như cũng đã lường trước điều ngày và điện Kremlin cũng ngay lập tức tuyên bố sẽ đáp trả. Tuy nhiên bất ngờ lại xảy đến.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố những lời buộc tội của Mỹ là không có cơ sở và Nga cũng sẽ trục xuất 31 nhà ngoại giao đang làm việc tại đại sứ quán Mỹ cùng với 4 người nữa ở tổng lãnh sự Mỹ tại St.Petersburg về nước. Ông Lavrov nói: “Họ tuyên bố những khu ở của chúng tôi ở Washington là “ổ gián điệp”. Chúng tôi đề nghị cấm người Mỹ sử dụng khu nhà của họ ở Serebrenny Bor và cơ sở của họ trên phố Dorozhnaya”. Tất cả những điều này hoàn toàn có thể lường trước được.
Cựu tổng thống và là thủ tướng Nga hiện nay Dmitry Medvedev, người chào đón ông Obama tại Matxcova năm 2009, thời điểm "tái thiết" quan hệ Nga-Mỹ đã mất hy vọng cải thiện quan hệ với Mỹ. “Chính quyền Obama khởi đầu nhiệm kỳ bằng việc tái thiết quan hệ và kết thúc với một nỗi đau chống lại Nga”, ông Mevedev viết trên trang Twitter.
Các quan chức Nga đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, thậm chí trước khi ông Obama công bố biện pháp trừng phạt và trục xuất. Cố vấn Internet của tổng thống Vladimir Putin, ông German Klimenko, cảnh báo Nga rằng đất nước có thể bị chặn khỏi mạng lưới internet toàn cầu. Đầu tuần này, Bộ truyền thông Nga đã đưa ra một dự thảo luật mới như một biện pháp bảo vệ các cơ quan nhà nước quan trọng nhất.
Đài truyền hình lớn của Nga, kênh Channel One, đã chiếu cảnh con cái của các nhà ngoại giao Nga đang vui chơi ở trại hè Mỹ vào mùa hè năm trước, vậy mà bây giờ phải chịu số phận như hiện nay, tất cả là do ông Obama. Vì vậy, hành động đáp trả đầu tiên của Matxcơva được phỏng đoán phải là nhằm vào con cái của các nhà ngoại giao phương Tây. Một số cơ quan thông tấn đã đưa tin rằng chính quyền Nga sẽ đóng cửa trường học của người Anh-Mỹ ở Matxcơva. Trường học này là nơi theo học của hàng trăm con cái các nhà ngoại giao phương Tây bao gồm cả Anh, Mỹ và Canada. Bài báo cũng nói rằng Nga đã đóng cửa khu nghỉ dưỡng của Đại sứ quán Mỹ tại Matxcơva.
Và rồi đột nhiên… Cao thủ judo đai đen Putin đã thực hiện một trong những đòn ấn tượng nhất trong sự nghiệp chính trị của ông, đó là tuyên bố Nga sẽ không trừng phạt bất kỳ con cái nào của người Mỹ và cũng không đóng cửa bất kỳ cơ sở nào của Mỹ trên đất Nga.
Động thái này khiến người ta nhớ đến câu nói của bà Michelle Obama: “Họ lùi, ta tiến”. Và ông Putin cũng tuyên bố rằng: “Chúng tôi sẽ không gây rắc rối cho các nhà ngoại giao Nga. Chúng tôi sẽ không trục xuất bất kỳ ai. Chúng tôi sẽ không cấm gia đình và con cái của họ đến các khu nghỉ dưỡng vào dịp nghỉ lễ đầu năm. Hơn nữa, tôi còn mời tất cả con cái của các nhà ngoại giao Mỹ ở Nga đến tiệc mừng Giáng sinh và năm mới ở điện Kremlin”.
Tổng thống Nga nói thêm: “Dù chúng tôi có quyền đáp trả, chúng tôi cũng sẽ không hạ mức quan hệ ngoại giao, và chúng tôi sẽ thực hiện các bước tiếp theo để giúp phục hồi quan hệ Nga-Mỹ trên cơ sở các chính sách mà chính quyền ông Donald Trump theo đuổi”.
Trong khi đó, điện Kremlin bác bỏ tất cả các cáo buộc trong tài liệu 13 trang với tiêu đề đầy màu sắc “Grizzly Steppe: Hoạt động không gian mạng nguy hiểm của Nga”, được trình bày trước ông Obama cùng Cơ quan an ninh nội địa và FBI.
Báo cáo của Mỹ liệt kê chi tiết các hoạt động của các cơ quan tình báo Nga, chủ yếu là FSB (trước đây là KGB) và GRU (tình báo quân sự Nga) được đặt tên là RIS. Báo cáo này cáo buộc chính phủ Nga đã chỉ đạo vụ tấn công hệ thống máy tính của Đảng Dân chủ trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016.
Nhưng gần như tất cả các thông tin này đã có mặt trên các hồ sơ công khai trong vài tháng, phần lớn là do các công ty an ninh tư nhân công bố. Một tuyên bố chung trước đó của FBI và DHS vào đầu tháng 10/2016 tuyên bố thẳng thừng rằng cộng đồng tình báo Mỹ "tin rằng chính phủ Nga chỉ đạo các vụ tấn công email từ các cá nhân và cơ quan tổ chức Mỹ, bao gồm cả các tổ chức chính trị.”
"Những vụ trộm cắp và giải mã thông tin nhằm can thiệp vào quá trình bầu cử tại Mỹ - Cơ quan điều tra Mỹ khẳng định - Hoạt động này không phải là mới với Matxcơva. Nga đã sử dụng những chiến thuật và thủ pháp tương tự như vậy ở khắp châu Âu và châu Á, chẳng hạn như để gây ảnh hưởng đến dư luận ở đây. Chúng tôi tin rằng, dựa trên phạm vi và mức độ nhạy cảm của những nỗ lực này, chỉ các quan chức cao nhất của Nga mới có thể cho phép thực hiện những hành động này”.
Tờ Daily Beast đã trao đổi với một số chuyên gia công nghệ thông tin tại Nga và cho rằng ngành tin tặc đã trở thành công việc đem lại nhiều lợi nhuận cho hàng ngàn chuyên gia trẻ trên thị trường chợ đen Internet. Các sinh viên IT trẻ và các lập trình viên cũng được chào mời những công việc ở các công ty an ninh mạng nhà nước.
Các quan chức Nga không muốn nghe bất kỳ chứng cứ gì về các tin tặc liên quan đến FSB hay GRU. Các động thái chống lại Nga mới đây của ông Obama diễn ra chỉ ba tuần trước khi ông Trump nhậm chức và điều này không có ý nghĩa gì cả, đó chỉ là “một cú đánh vô nghĩa thể hiện ý chí của ông ta với đối thủ”, ông Aleksei Pushkov, phó chủ tịch Hội đồng liên bang Nga viết trên Twitter. Điện Kremlin tuyên bố rằng sự trừng phạt này chỉ nhằm gây thêm rắc rối cho ông Trump và cuộc điều tra chống lại Nga là thiên vị, nhằm mục đích chính trị và không dựa trên các chứng cứ thuyết phục.
Vài giờ sau khi Mỹ áp đặt trừng phạt lên các cơ quan hoạt động bí mật của Nga và tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao Nga khỏi Mỹ, người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga Maria Zakharova đã gọi chính quyền ông Obama là “kẻ thất bại trong chính sách đối ngoại, độc ác và thiển cận”. Bà Zakharova cũng cho rằng bằng việc tạo ra một vụ bê bối ngoại giao với tổng thống Nga, ông Obama đã làm nhục người Mỹ và khiến danh sách những vấn đề ông Trump phải giải quyết các dài hơn.
Cuộc xung đột với Washington nổ ra giữa lúc một quá trình quan trọng đang phát triển. Nga đang chia sẻ quyền kiểm soát và làm trung gian cho các thỏa thuận hòa bình với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ở Syria. Hai tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã tuyên bố một lệnh ngừng bắn họ đã thỏa thuận mà không có sự tham gia của Mỹ.
Hoạt động ở Syria là một dấu hiệu cho thấy Nga đang dàn dựng một màn chia tay đáng nhớ cho ông Obama. Tháng trước, ông Sergei Markov, một cố vấn của điện Kremlin, nói với The Daily Beast rằng: "Matxcơva đang có kế hoạch tiếp quản miền đông Aleppo trong giai đoạn chuyển giao quyền lực ở Mỹ trong một động thái mang tính biểu tượng nhằm giáng một đòn vào ông Obama”.
Hình ảnh về chú gấu Nga gầm thét trước chú đại bàng Mỹ minh họa trên các bài báo về căng thẳng Chiến tranh lạnh mới đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông Nga. Matxcơva khẳng định bằng việc tạo áp lực cho Nga, ông Obama đã châm ngòi một cuộc Chiến tranh lạnh mới. Tuy nhiên, không có dấu hiệu cho thấy hành động của Nga ở Crimea và miền đông Ukraine có thể gây ra điều gì đó, cũng không có dấu hiệu cho thấy Nga có thể đang chơi một ván cờ nguy hiểm.