Nga quyết tấn công, Mỹ-NATO không “đỡ nổi”

VietTimes -- Theo 4 viên tướng ba sao Mỹ, quân đội Mỹ khó mà trụ nổi nếu như Nga thực sự quyết định tiến hành một chiến dịch tiến công vào châu Âu, Defense News cho biết.
Binh sĩ Nga trong một cuộc tập trận

Bốn tướng Mỹ gồm Michael Williamson, H. R. McMaster, Joseph Anderson và John Murray vừa có một cuộc điều trần trước thượng viện Mỹ về vấn đề hiện đại hóa quân đội trong tuần qua, xem liệu quân đội Mỹ có đủ lực lượng để đối phó với các kịch bản tác chiến. Kế hoạch cơ sở là khả năng chiến đấu với hai cuộc chiến lớn cùng lúc, phải đánh thắng một cuộc trong khi không cho kẻ địch giành thắng lợi ở mặt trận khác. Giả định rằng Mỹ chiến thắng một đối thủ, các lực lượng được di chuyển từ mặt trận đó sang mặt trận còn lại để kết thúc cuộc chiến thứ hai. Đó được gọi là kịch bản “từ chối/đánh bại”.

Trong phiên điều trần, tướng Anderson đã ám chỉ một kịch bản, trong đó Mỹ cùng lúc xung đột với Nga và Triều Tiên. Vấn đề quân đội Mỹ đối mặt là không tự tin có đủ lực lượng để ngăn chặn một cuộc tấn công của Nga vào châu Âu. Quân đội Mỹ đã trải qua giai đoạn cắt giảm ngân sách đã 5-6 năm nay và quy mô quân đội cũng giảm xuống sau khi rút quân khỏi Iraq và Afghanistan.

Quân đội Mỹ sẽ có quy mô nhỏ nhất kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Giới quân sự Mỹ cũng bị cắt giảm ngân sách dành cho nghiên cứu, phát triển và mua sắm thiết bị mới. Ngân sách hiện đại hóa đã giảm 74% từ mức năm 2008. Nhiều công nghệ mang lại ưu thế cho Mỹ trước đối thủ ở thập kỷ trước như định vị vệ tinh GPS, kính nhìn đêm, dẫn bắn bằng laser giờ đã mất thiêng.

Thêm nữa, quân đội Mỹ giờ đây phải chiến đấu trong một dạng thức chiến tranh rất khác biệt so với những thập kỷ trước. Trong khi Mỹ đang mải đối phó với các thiết bị nổ tự chế và các chiến dịch chống nổi dậy ở chiến trường như Trung Đông, các đối thủ khác đang tăng cường sức mạnh. Những gì Nga đang làm ở đông Ukraine đã minh chứng sự hiện đại của quân đội Nga cũng như năng lực quân sự hiện nay của họ.

Kể từ sau Thế chiến hai, Mỹ đã giả định rằng bất cứ kẻ địch nào cũng sẽ vượt trội quân số nên quân đội Mỹ theo đuổi chiến lược kết hợp chất lượng, công nghệ và khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân vào thập niên 1950-1960. Những năm 1980, Mỹ đối phó với Liên Xô bằng trình độ tiên tiến về chất lượng, công nghệ và huấn luyện để giành ưu thế. Tuy nhiên, nếu bỗng nhiên, những nước khác cũng có thiết bị, công nghệ và huấn luyện tương đương hoặc tốt hơn Mỹ và rồi họ lại có ưu thế về số lượng thì tình thế sẽ khác…

Mối quan ngại hiện nay là viễn cảnh các đối thủ

Quân đội NATO tập trận ở Đông Âu

như Nga và Trung Quốc ngày càng đáng gờm và ra đòn hiểm mau lẹ hơn Mỹ có thể đối phó. Tướng McMaster đã thẳng thừng nói rằng các xe bọc thép chiến đấu Bradley và tăng Abrams sẽ sớm lạc hậu nhưng sẽ vẫn phải phục vụ trong biên chế quân đội Mỹ trong 50-70 năm nữa.

Mỹ xác định có 4 lĩnh vực đặc biệt Nga có năng lực rất tốt sẽ khiến Mỹ khó khăn:

- Tránh được những hệ thống cảm biến và trinh sát tầm xa. Nếu không có khả năng xác định được kẻ địch ở khoảng cách lớn, sẽ rấ khó để tiến hành nhưng đòn tấn công tầm xa, vốn là trung tâm của chiến lược quân sự Mỹ trong nhiều thập kỷ qua.

- Gây gián đoạn thông tin liên lạc và hệ thống máy tính. Nga đã đầu tư rất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức vào lĩnh vực chiến tranh mạng, gây nhiễu tín hiệu điện tử.

- Năng lực phòng không. Trong 15 năm qua, Mỹ đã duy trì được ưu thế trên không nhờ các chiến đấu cơ hàng đầu. Tuy nhiên, Nga đã tạo lập ưu thế của mình bằng khả năng có thê bắn hạ bất cứ thứ gì.

- Phương tiện không người lái. Hoàn toàn không dễ dàng trong việc đối phó các phương tiện không người lái và quân đội Mỹ cần không chỉ ngăn chặn các phương tiện không người lái hiện tại mà còn phải đối phó với các cuộc tấn công bầy đàn của các phương tiện không người lái trong tương lai.

Một trong những cách quân đội Mỹ cắt giảm quy mô quân số thời chiến tranh lạnh là biến mỗi đơn vị trở nên có năng lực hơn, do đó một nhóm quân có thể kiểm soát nhiều khu vực. Sự phát triển của Nga trong công nghệ quân sự đã thay đổi thực tế này.

Thêm nữa là mối lo Nga sở hữu sức mạnh pháo binh tầm xa và mạnh hơn của Mỹ. Mỹ thường quan niệm rằng thiếu hụt pháo binh có thể được bù lấp bằng sức mạnh không quân và các đòn tấn công tầm xa nhưng trước sự phát triển của quân đội Nga, năng lực sử dụng không quân và tên lửa có thể bắt kịp không lâu nữa.

Năng lực phòng không của Nga cực kỳ đáng gờm với những hệ thống tên lửa tối tân

Với một kịch bản giả định cho khu vực Baltic, Mỹ đang có kế hoạch điều động ít nhất một lữ đoàn thiết giáp gồm hàng ngàn binh sĩ và hàng trăm xe bọc thép tới châu Âu vào tháng 2/2017, nhằm đối phó với một cuộc đổ bộ tiềm tàng của Nga. Tuy nhiên, khu vực Baltic thuộc loại khó tác chiến và không có đường lớn, do đó có động cơ lớn để tấn công xâm chiếm vào mùa đông, khi các con sông bị đóng băng và có thể dùng để vượt qua.

Giới quân sự Mỹ cho rằng, nếu như Nga quyết định tấn công các nước Baltic vào tháng 12, Nga có thể xử lý xong xuôi trong một số ngày. Tất cả diễn ra êm thấm trước khi Mỹ có khả năng dùng tàu biển chuyển một số lượng lớn các lực lượng hạng nặng như xe tăng tới khu vực. Chắc chắn ông Obama sẽ không chọn cách biểu thị phản đối bằng cách tấn công hạt nhân Moscow.

Theo các chuyên gia phân tích, do đó Mỹ sẽ phải xây dựng lực lượng tại châu Âu và đặt họ trong tư thế sẵn sàng cho một chiến dịch giành lại Baltic từ Nga. Trong thời điểm chết đó, các nhà ngoại giao, những người chống chiến tranh hoặc ủng hộ đường lối cô lập sẽ gây náo động về cách thức giải quyết khủng hoảng, thỏa thuận ngừng bắn. Trong khi đó, ông Putin sẽ công khai tiến hành sáp nhập một số hoặc tất cả những khu vực lãnh thổ chinh phục được vào Nga như đã làm với Crimea, đồng thời tái khẳng định cam kết sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ Nga.

Vậy là sự đã rồi. Chiến tranh kết thúc trước khi có sự trừng phạt và Nga giành được chiến lợi phẩm với một chiến thắng rõ ràng: Sáp nhập một vài nước thành viên NATO (hay ít nhất là một phần nào đó), minh chứng rằng Mỹ là kẻ bất lực và gây sức ép lên NATO cũng như EU với một số cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện tồn, Vice News phác họa kịch bản.

T.N