Nga, Mỹ đang quay lại thời kỳ đối đầu Chiến tranh Lạnh

VietTimes -- Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ coi nâng cấp vũ khí trang bị là nhiệm vụ trọng điểm. Điều này làm cho các tướng lĩnh Nga cũng có lý do để kiên trì yêu cầu tăng chi tiêu ngân sách. Về hình thức, quan hệ Nga - Mỹ quay trở lại mô hình Chiến tranh Lạnh: đối đầu quân sự, chạy đua vũ trang và ngăn chặn tiềm tàng.
Tháng 12/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra chiến lược an ninh quốc gia mới. Ảnh; Forbes.

Tờ Rossiyskaya Gazeta Nga gần đây đăng bài viết "Quay về chủ nghĩa hiện thực" của giáo sư Fyodor Lukyanov cho rằng chiến lược quốc phòng mới của Mỹ có thể làm cho một số người vui mừng: Chiến tranh Lạnh làm cho họ nhớ đến một thời đại tất cả đều rõ ràng. Nhưng lịch sử sẽ không tái diễn. Nói một cách chính xác hơn, khôi phục tính tấn công và quân sự hóa của thời đại này là có thể, nhưng tái hiện trật tự khi đó là không thể.

Chiến lược mới nhắc lại thế cân bằng

Văn kiện của Lầu Năm Góc đã phản ánh đúng đắn thế giới quan về thời đại mới lấy Donald Trump làm đại diện. Ngay cả Mỹ cũng không ngờ thời đại bá chủ toàn cầu của mình đã kết thúc.

Văn kiện cho rằng: "Vài chục năm qua, Mỹ có ưu thế không thể tranh cãi hay địa vị chủ đạo trong bất cứ lĩnh vực tác chiến nào. Nói chung, Mỹ muốn ở đâu thì có thể triển khai quân đội ở đó, muốn làm thế nào thì làm thế đó... Đến nay, thách thức xuất hiện ở trên các lĩnh vực: trên không, mặt đất, trên biển và trong không gian mạng".

Hơn nữa, thách thức mà Mỹ cảm thấy không chỉ đến từ các phần tử khủng bố và cực đoan hoặc một số tiến trình toàn cầu (biến đổi khí hậu và dân số...).

Đối với an ninh quốc gia Mỹ, điều gây lo ngại nhất là cạnh tranh chiến lược giữa các nước, chứ không phải là chủ nghĩa khủng bố. Mỹ cần quay trở lại truyền thống của quan hệ quốc tế, đưa ra nhiệm vụ truyền thống.

Moscow chưa từng nhìn nhận nghiêm túc những nhận định về trật tự thế giới của chủ nghĩa tự do, chẳng hạn đối đầu tổng bằng không, dựa vào nhau làm giảm cạnh tranh, kinh tế đứng đầu, chính trị đứng thứ hai v.v...

Tháng 1/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công bố chiến lược quốc phòng mới, sau đó đến thăm Indonesia (trong ảnh) và thăm Việt Nam. Ảnh: Tân Hoa xã.

Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ không chỉ một lần nhắc đến khái niệm cơ bản "thế cân bằng" của chính trị hiện thực. Khái niệm này chưa từng mất đi trong tư duy và kho ngôn ngữ chính trị của Nga, nhưng từng bị coi là lỗi thời ở phương Tây. Đến nay, Nga và Mỹ đã lại có ngôn ngữ chung trên phương diện này.

Mỹ quay trở lại tư duy Chiến tranh Lạnh

Rất ít người sẽ cảm thấy ngạc nhiên đối với việc Nga bị coi là đối thủ cạnh tranh. Nga chưa từng hoài nghi như vậy, những quan điểm khác đều giả dối. Hiện nay, ngôn ngữ cuối cùng phù hợp với sự thật.

Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ coi nâng cấp vũ khí trang bị là nhiệm vụ trọng điểm. Điều này làm cho các tướng lĩnh Nga cũng có lý do để kiên trì yêu cầu tăng chi tiêu ngân sách.

Về hình thức, quan hệ Nga - Mỹ quay trở lại mô hình Chiến tranh Lạnh: đối đầu quân sự, chạy đua vũ trang và ngăn chặn tiềm tàng. Về thực chất, hệ thống quốc tế là đa cực hóa, không trật tự và đa dạng hóa. Chính vì vậy, sự phục hồi của ngôn ngữ chung (thế cân bằng, lợi ích quốc gia) hoàn toàn không có nghĩa là sự phục hồi của cơ chế bảo đảm ổn định thế giới của 40 năm trước.

Nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Donald Trump bước vào thời kỳ xem xét lại vị thế của nước Mỹ trên thế giới. Thời cơ từ "làm lãnh đạo thế giới và người hòa giải thế giới chuyển đổi thành áp dụng chính sách nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia cụ thể" đã chín muồi.

Nội dung quan trọng của sự chuyển đổi này là coi sức mạnh là biện pháp ra sức thúc đẩy lợi ích quốc gia, chứ không phải duy trì địa vị lãnh đạo toàn cầu. Sức mạnh này trước hết là sức mạnh truyền thống, tăng cường sức mạnh thì cần phải có kẻ thù mang tính thuyết phục.

Trên phương diện này, địa vị của Nga thực sự không thể thay thế. Ở góc độ tâm lý, quán tính của Chiến tranh Lạnh rất lớn. Ở góc độ thực dụng, sức mạnh quân sự của Nga sau khi mở rộng sẽ trở thành mối đe dọa "đáng tin cậy". Vì vậy, quan hệ cụ thể với Nga sớm đã được lập trình.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Daily Express.

Chưa bao giờ mất tự tin như vậy

Mặt khác, sự suy yếu của Mỹ khi đối mặt với các mối đe dọa mang tính toàn cầu cũng đã thẩm thấu đến vai trò ảnh hưởng ở bên ngoài. Trước đây, Nga chỉ trích Mỹ can thiệp công việc nội bộ, đến nay Mỹ cũng quay lại chỉ trích Nga.

Thỏa thuận không can thiệp lẫn nhau là không thể, bởi vì các bên có sự hiểu biết khác nhau về can thiệp. Đối với một số nước, một số biện pháp là "sức mạnh mềm"; đối với một số nước khác thì những biện pháp đó là tiến hành lật đổ.

Hai đối thủ của Chiến tranh Lạnh này chưa từng không tự tin như vậy. Ít nhất là thiếu tự tiin trong kiểm soát của mình đối với tiến trình trong nước. Cái gọi là Nga can thiệp vào công việc nội bộ của Mỹ đã trở thành hóa thân lý tưởng của các rủi ro mới. Mối đe dọa cũ (Nga) và mối đe dọa mới (vai trò ảnh hưởng ở nước ngoài suy giảm) đan xen nhau, mức độ gay gắt của vấn đề hơn nhiều so với trước đây.

Nói cách khác, hình tượng Nga như là mối đe dọa toàn diện là sự thăng hoa của thế giới quan mới. Đối với Mỹ, thế giới đầy rẫy mối đe dọa, chứ không phải là cơ hội. Điểm này hoàn toàn thể hiện trong chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quốc phòng mới của Mỹ.

Điều đáng chú ý là Nga cũng tán thành thế giới quan coi mối đe dọa này cao hơn tất cả, hơn nữa quan điểm này hoàn toàn không có gì mới lạ đối với Nga.

Về đặc điểm của Donald Trump, quan điểm thường được nghe đến không thể có tính dự đoán. Đối thủ của Donald Trump nói như này, đồng minh của Mỹ ngạc nhiên với điểm này, các nhà bình luận sôi nổi nhắc nhở về tính nguy hiểm của phương thức hành vi này.

Ba cụm tấn công tàu sân bay Mỹ. Ảnh: FTchinese.

Đối với Moscow, những chỉ trích trên xem ra rất kỳ lạ. Nếu không nói đến phong cách hành động, chính sách của Mỹ làm cho người ta cảm thất rất thống nhất. Nhiệm vụ đưa ra trong chiến lược quốc phòng mới của Mỹ là "về chiến lược có thể dự đoán, nhưng về chiến thuật không thể dự đoán". Thống soái tối cao của Mỹ rõ ràng đang làm như vậy.