Tên lửa hành trình tầm xa của Mỹ là một yếu tố không thể thiếu trong những hành động quân sự lớn trong hơn 2 thập kỷ - bao gồm cả vụ tấn công tháng 4.2017 và 4.2018 để trừng phạt chế độ Syria với cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng không may, các quan chức và những nhà lập pháp đã có vẻ sẵn sàng ngừng sản xuất loại vũ khí này cho dù Mỹ đang cần phải tăng số lượng của chúng.
Được phát triển và ra chiến trường lần đầu trong những năm 1980, công nghệ tên lửa hành trình cho phép Mỹ tấn công vào những mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ của kẻ thù mà không đưa phi công vào vùng hỏa lực nguy hiểm của đối thủ. Có thể phóng từ máy bay chiến đấu, tàu chiến, tàu ngầm tàng hình, tên lửa Tomahawk và các chủng loại của nó có thể bay ở tầm rất thấp, khó định vị và đánh chặn. Những thuộc tính cùng độ chính xác của nó khiến nó có thể giảm thiểu thương vong cho thường dân và những tổn thất song song khác. Điều này khiến tên lửa hành trình là lựa chọn đầu tiên khi Mỹ và các đồng minh lên kế hoạch thực hiện một vụ tấn công quân sự.
Được định hình ban đầu là một loại vũ khí tự động bắn rồi quên (tự động tìm mục tiêu), những loại tên lửa hành trình đánh sâu như Tomahawk và tên lửa hành trình thông thường bắn từ không trung đã có những bước tiến hóa. Những phiên bản hiện tại bắt chước nhiều những đặc trưng của máy bay có người lái, kết hợp GPS và thông tin vệ tinh để có thể bay lơ lửng, định vị mục tiêu đặc biệt, tăng khả năng sinh tồn, tăng tầm xa hơn, có dẫn đường khi bay ở pha giữa và có khả năng tấn công các mục tiêu di động trong những phiên bản chống hạm.
Bằng chứng rõ ràng nhất về thành công của những tên lửa này là việc người Nga và Trung Quốc đã có những nỗ lực để sao chép và chống lại chúng. Những biện pháp như phát hiện từ tầm xa, đánh lạc hướng, gây nhiễu, cải tiến những giải pháp về động năng như hệ thống đánh chặn S-400 của Nga nhắm vào việc giảm 85% đánh trúng mục tiêu của Tomahawk. Giống như mọi loại vũ khí, Tomahawk cần phải bị thay thế và cùng với sự cải tiến về công nghệ của đối thủ cho thấy nhu cầu này là cấp thiết. Điểm chính là Mỹ cần tạo ra tên lửa nhanh hơn, có khả năng tàng hình hơn, phá hủy và tấn công chính xác hơn bao gồm tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) và thế hệ vũ khí tấn công mặt đất tiếp theo NGLAW. Dự kiến sẽ ra mắt vào khoản 2025-2030, thế hệ vũ khí tiếp theo Tomahawk có thể là tên lửa siêu thanh với độ chính xác cao hơn, nhanh hơn và hiệu quả ngay cả trong môi trường chống tên lửa và tác chiến điện tử.
|
Tên lửa hành trình Tomahawk.
|
Nhưng điều này mới chỉ xuất hiện trên giấy tờ. Cần nhiều năm để cải tiến và những hệ thống công nghệ quân sự mới thường đến với các hạm đội chậm hơn nhiều so với kế hoạch.
Vì thế, Mỹ cần làm mọi thứ để ngăn việc dừng sản xuất tên lửa Tomahawk. Vì Mỹ thiếu một thiết kế bền vừng để có thể sở hữu một thứ vũ khí hiện đại hơn. Và điều này chỉ có ý nghĩa khi Mỹ tiếp tục bỏ tiền và cải tiện những hệ thống đang làm việc tốt cho tới khi Mỹ thử nghiệm hoàn toàn thành công, kết hợp và thay thế hoàn toàn hệ thống tên lửa hiện tại.
Vì thế, Mỹ cần làm mọi thứ để ngăn việc dừng sản xuất tên lửa Tomahawk. Vì Mỹ thiếu một thiết kế bền vừng để có thể sở hữu một thứ vũ khí hiện đại hơn. Và điều này chỉ có ý nghĩa khi Mỹ tiếp tục bỏ tiền và cải tiện những hệ thống đang làm việc tốt cho tới khi Mỹ thử nghiệm hoàn toàn thành công, kết hợp và thay thế hoàn toàn hệ thống tên lửa hiện tại.
Những chuyên gia kế thừa thường có thói quen bẩm sinh là đánh giá sai về nguồn lực là những gì cần thiết cho một hệ thống mưới và thường phải trả giá cho lỗi lầm của họ từ sự sẵn sàng tới những tính toán cần đạt được để có thể thay thế những hệ thống. Từ máy bay ném bom, máy bay chiến đấu, trực thăng, pháo, các hệ thống mới thường hiếm khi sẵn sàng đúng lúc và thường có chi phí cao hơn những đánh giá ban đầu, được mua với số lượng không đủ cho nhu cầu cần thiết.
Các yếu tố trên tạo ra kết quả phải trả giá nhiều hơn vì những hệ thống có sẵn thì được hoạt động một cách chắp vá trong khi lời hứa thay thế các vũ khí mới thì đang trên một con đường chậm chạp ra tiền tuyến. Tệ hơn, quân đội đôi khi bị buộc phải sản xuất lại những dòng sản phẩm đã ngừng với một mức giá cắt cổ. Mỹ đơn giản không thể để điều này xảy ra với "khẩu đội chính" về vũ khí tấn công. Những loại vũ khí tấn công sâu như Tomahawk không phải là một lựa chọn hay "thật vui khi có nó". Hơn hầu hết mọi loại vũ khí Mỹ từng phát minh, Tomahawk tạo ra một mối đe dọa tin cậy, khả năng răn đe mạnh mẽ, chuyển tải sức mạnh và thúc đẩy ý muốn chính trị của Mỹ và đồng minh theo cách mà những vũ khí khác không thể có được. Mỹ vẫn cần Tomahawk và không thể để cho các đối thủ biết về sự thiếu vắng hay sự không hiệu quả của nó. Việc sử dụng Tomahawk và số lượng tên lửa cần thiết phải được đảm bảo. Nếu ngừng sản xuất như Quốc hội yêu cầu chính quyền Mỹ phải thực hiện vào năm 2019 đây sẽ là nguy hiểm khó chấp nhận với Mỹ.