Nga: Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ cho thấy “bản chất đế quốc“

Nga sẽ nghiên cứu chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ, nhưng đọc qua đã cho thấy bản chất đế quốc của tài liệu, về tính chất không muốn từ bỏ thế giới đơn cực của Wasington, thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết.
Ông Peskov
"Nói về chiến lược an ninh mới của Mỹ thì đây là tài liệu khá lớn, chắc chắn sẽ được nghiên cứu tỉ mỉ, tất nhiên, nghiên cứu sẽ được thực hiện trong tất cả các bộ phận liên quan. Tuy nhiên, đọc qua, đặc biệt là phần chiến lược đề cập đến nước ta, có thể thấy bản chất đế quốc của tài liệu, thiếu nguyện vọng từ bỏ thế giới đơn cực, mà đây là sự thiếu nguyện vọng dai dẳng, bác bỏ thế giới đa cực", ông Peskov nói.
Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ có "những khoảnh khắc tích cực khiêm tốn" sẵn sàng hợp tác với Nga vì lợi ích của Mỹ, nhưng điện Kremlin có thể không đồng ý với lập trường của Washington về mối đe dọa từ Moskva, ông Peskov nói.

"Moskva cũng đang tìm kiếm sự hợp tác với Mỹ mang lại lợi ích cho chúng tôi, ở mức độ mà các đồng nghiệp Mỹ của chúng tôi chấp nhận", ông Peskov nói với các phóng viên.

Trong khi đó, đại diện Hội đồng an ninh quốc gia trực thuộc Nhà Trắng, ông Michael Antony không thể xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đọc tất cả 55 trang Chiến lược an ninh quốc gia mới được trình bày hôm 18/12. Ông Antony nói thêm rằng chiến lược an ninh quốc gia mới dựa trên các ý tưởng của ông Trump, những tuyên bố của ông trong chiến dịch tranh cử và trong năm 2017, tức là, "tài liệu tổng hợp tất cả những gì ông Trump đã nói trước đây".

Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cho biết, vũ khí hạt nhân của Nga là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đội với Mỹ. "Nga đầu tư vào khả năng quân sự  mới cũng như vào hệ thống vũ khí hạt nhân", tài liệu cho biết.

Washington cũng cáo buộc Matxcơva đầu tư vào "sự mất ổn định trong không gian ảo". Tài liệu này cũng nêu Nga và Trung Quốc là hai quốc gia "xét lại" mà cố gắng thay đổi hiện trạng. Nga đã nhiều lần đã bác bỏ những cáo buộc của phương Tây vì can thiệp vào công việc của các nước láng giềng.