Tuy vẫn rêu rao rằng lực lượng và phương tiện của Nga có hạn, thế mà chỉ "trong vài chuyển động" đã có thể buộc phương Tây "quay rối rít tại chỗ", như thế có nghĩa là phương Tây không lấy gì làm mạnh, Hoàn Cầu nhận xét.
Theo quan điểm Hoàn Cầu, việc lần này NATO và Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết tấn công Nga một cách chính thức như vậy, là bằng chứng về một "vòng xoáy mới bùng phát đối đầu".
Liên minh châu Âu lớn tiếng cáo buộc bộ máy tuyên truyền Nga, làm như thể trong quá khứ họ không từng là "chủ lực quân" của phương Tây về gây tác động với những nước không thuộc phương Tây và không ra mặt ủng hộ tự do ngôn luận kiểu phương Tây. Còn bây giờ họ lại phủ nhận và đả kích cuộc chiến tranh thông tin hẳn là hoảng sợ vì không bao giờ ngờ rằng chính bản thân họ cũng sẽ có lúc bị thiệt hại trong cuộc chiến này, tờ báo Trung Quốc lưu ý.
Chuyện là ở những vấn đề nội bộ, Hoàn Cầu nhấn mạnh. Tại Pháp, mọi người đang thấy một "Donald Trump mới" là thủ lĩnh Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen, người ủng hộ xích gần quan hệ với Nga và công nhận Crimea là thành phần của Liên bang Nga. Và thực tế đó đang diễn ra ở nhiều nước.
Bắt đầu với Brexit, trong toàn Liên minh châu Âu ở mọi góc đều có những rạn nứt. Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ đã giáng thêm một đòn nữa vào hệ thống cũ. "Trong thời điểm này, một hơi thở nhẹ từ Matxcơva thì châu Âu cũng cảm thấy như cơn bão mạnh nhất", Hoàn Cầu kết nhận xét.
Trước đó, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên tiếng kêu gọi các nước thành viên của liên minh hành động đối phó với chiến dịch tuyên truyền của Nga.
"Phần lớn, các nước thành viên NATO có trách nhiệm hành động đối phó sự tuyên truyền, tham gia các cuộc tranh luận bác lại cáo buộc và tuyên bố từ phía Nga”, ông Stoltenberg phát biểu tại một phiên họp của Hội đồng Nghị viện ở Strasbourg.
Trong chương trình nghị sự của phiên họp toàn thể Nghị viện châu Âu tại Strasbourg diễn ra các cuộc tranh luận về tình hình Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề tăng cường quốc phòng châu Âu và đối phó sự tuyên truyền từ Nga.
Ngày 23/11, Nghị viện châu Âu tổ chức biểu quyết nghị quyết "Chiến lược truyền thông của EU như hành động chống lại sự tuyên truyền của các bên thứ ba", trong đó có nói Nga đang tiến hành sự "tuyên truyền thù địch" nhằm vào Liên minh. Cuộc tranh luận đề cập tới vấn đề chiến tranh thông tin chống các phương tiện truyền thông Nga, trước hết là hãng truyền thông Sputnik và kênh truyền hình RT.