Nếu quân đội Hàn Quốc có tàu ngầm hạt nhân, Nhật Bản cũng sẽ có vũ khí hạt nhân

VietTimes -- Hàn Quốc muốn sở hữu tàu ngầm hạt nhân để đối phó Triều Tiên, nhưng có thể gây hiệu ứng tiêu cực, đi ngược lại chính sách của mình, có thể bị Mỹ phản đối.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo. Ảnh: Báo Phượng Hoàng, Hồng Kông.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo. Ảnh: Báo Phượng Hoàng, Hồng Kông.

Tờ Sankei Shimbun Nhật Bản ngày 30/8 cho rằng sau khi Triều Tiên bắn thành công tên lửa từ tàu ngầm, nội bộ Hàn Quốc đã mạnh mẽ yêu cầu sở hữu tàu ngầm hạt nhân để phòng thủ và tấn công tên lửa phóng từ tàu ngầm.

Trong bối cảnh như vậy, hãng tin Yonhap Hàn Quốc ngày 29/8 dẫn lời quan chức cấp cao Chính phủ Hàn Quốc cho biết: "Liên quan đến tình hình an ninh hiện nay, quân đội sẽ tiến hành thảo luận về mặt nghiệp vụ thực tế đối với tính cần thiết sở hữu tàu ngầm hạt nhân".

Tờ Sankei Shimbun Nhật Bản ngày 30/8 cho rằng đối với mối đe dọa tên lửa từ tàu ngầm Triều Tiên, một nhóm nghị sĩ Quốc hội của đảng Saenuri cầm quyền ngày 28/8 tuyên bố: "Quân đội Hàn Quốc cần lập tức triển khai tàu ngầm hạt nhân có khả năng hoạt động tàu ngầm lâu dài, khả năng trinh sát và khả năng tấn công tiên tiến".

Tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hải quân Hàn Quốc. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hải quân Hàn Quốc. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.

Ngày 29/8 đại diện của đảng này yêu cầu Quân đội Hàn Quốc "nghiên cứu các đối sách mang tính căn bản đề phòng thủ tên lửa bắn từ tàu ngầm của Triều Tiên như nhập khẩu tàu ngầm hạt nhân".

Trong bối cảnh như vậy, tại Hội nghị cố vấn hàng đầu ngày 29/8, Tổng thống Park Geun-hye cũng chỉ ra: "Để ứng phó với khả năng hạt nhân và tên lửa không ngừng tiến bộ của Triều Tiên, Chính phủ và Quân đội cần đưa ra đối sách mang tính thực chất".
|
Quân đội Hàn Quốc do đó có thể sẽ bắt đầu nghiên cứu các vấn đề như nhập khẩu tàu ngầm hạt nhân.

Nhưng, hãng Yonhap Hàn Quốc cũng dẫn nguồn tin cho rằng: "Lập tức triển khai nghiên cứu ở cấp độ nghiệp vụ thực tế hoàn toàn không phải là muốn thúc đẩy chế tạo tàu ngầm hạt nhân".

Nguyên nhân ở chỗ, hành động này e rằng sẽ đi ngược lại nguyên tắc phi hạt nhân hóa do Hàn Quốc đề xướng, có thể sẽ bị Mỹ phản đối, có thể trở thành lý do để Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân...

Tàu ngầm AIP Type 214 Hàn Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm AIP Type 214 Hàn Quốc (ảnh tư liệu)

Tàu ngầm hạt nhân cần làm giàu uranium 20% trở lên, trong khi đó Hiệp định năng lượng hạt nhân Mỹ-Hàn chỉ cho phép "lấy sử dụng hòa bình làm mục đích", cho nên khả năng được Mỹ cho phép là rất thấp.

Trong thời kỳ cầm quyền của chính quyền Roh Moo-hyun, Hàn Quốc từng có kế hoạch chế tạo tàu ngầm hạt nhân lớp 4.000 tấn, nhưng kế hoạch này đã bị đổ bể sau khi nó bị báo chí tiết lộ.

Ngày 29/8, Bộ Quốc phòng Hàn quốc báo cáo với Quốc hội nước này cho biết: "Tên lửa bắn từ tàu ngầm của Triều Tiên có thể hình thành sức chiến đấu trong 1 - 3 năm".

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo cho biết "có khả năng giảm bớt khâu thử nghiệm, trong năm sẽ tuyên bố hình thành sức chiến đấu".

Tàu ngầm AIP Type 214 Hải quân Hàn Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm AIP Type 214 Hải quân Hàn Quốc (ảnh tư liệu)