|
Quân đội Mỹ và đồng minh tập trận |
Theo National Interest, bối cảnh cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay đang giống như tình hình châu Âu trước khi bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Sau khi phân tích hiện trạng thực tế, National Interest đề xuất Mỹ nên tăng cường cân bằng quyền lực để chống lại Trung Quốc bằng cách tái cân bằng nguồn lực sang Đông Á, tăng cường đầu tư quân sự và lên kế hoạch công khai cho cuộc chiến với Trung Quốc. Bên ngoài, Mỹ nên thực thi chiến lược tái cân bằng bằng cách thành lập phe chống Trung Quốc, chẳng hạn khối Bộ tứ (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc) là một gợi ý, củng cố đồng minh với Nhật Bản và Philippines. Hơn nữa, Mỹ cũng nên sẵn sàng can thiệp trong các tranh chấp ở Đông Á: Đài Loan, đặc biệt là quần đảo Senkaku và Biển Đông.
Đến tận năm 1996, Mỹ mới công khai chỉ ra rằng quần đảo Senkaku nằm trong Hiệp ước đồng minh Mỹ- Nhật và đến tận năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton mới xác nhận tuyên bố này. Ở Biển Đông, năm 1974 và 1988, Trung Quốc đã dùng vũ lực gây chiến với Việt Nam ở các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khiến cho hàng trăm người thiệt mạng. Năm 2010, Ngoại trưởng Clinton lại chuyển dịch chính sách đối ngoại Mỹ bằng cách can dự vào các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực như khúc dạo đầu của chiến lược xoay trục.
Hiện nay theo National Interest, Đồng thuận Washington là Mỹ nên dẫn dắt châu Á bằng cách tạo ra các khối, giống như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), loại trừ Trung Quốc ra một bên, làm bẽ mặt Trung Quốc khi nước này hành động ngược với mong muốn của Mỹ và tiếp tục đầu tư vào các thế mạnh của Mỹ trong các xung đột ở Đông Á.
Sự nguy hiểm tiềm ẩn của hệ thống quốc tế này là khủng hoảng sẽ leo thang trên bãi cạn Scarborough mà Mỹ đã vạch ra “lằn ranh đỏ”, điều này sẽ đọ ưu thế và uy tín đồng minh của Mỹ với lợi ích sống còn và cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Quốc trong vùng biển liền kề. Một lãnh đạo thận trọng sẽ nhượng bộ hơn là tham chiến trong một tranh chấp chẳng đáng kể như vậy. Đây là điều mà chiến lược gia người Nga đã làm tháng 11/1912 và là điều Obama thực hiện tháng 8/2013 (về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria).
Nhưng vấn đề là kể cả nếu cuộc khủng hoảng đầu tiên được giải quyết trong hòa bình, sau đó các vụ làm nhục việc nhượng bộ này sẽ thúc đẩy cho một giải pháp mạnh tay hơn trong tương lai. Điều này đã xảy ra với Nga sau Khủng hoảng Sáp nhập năm 1908-1909 và quả thực, sau khi Nga lùi bước trước phép thử sức mạnh tháng 11/1912, mùa xuân năm 1913 và tháng 10/1913. Xu thế phổ biến là loại bỏ các chính khách thận trọng như Count Kokovtsov, người bị ép phải từ chức vào cuối tháng 1/1914. Sau đó, khi cuộc khủng hoảng tiếp theo xảy đến, không ai dám đi chệch hướng. Tháng 7/1914, không có ai ở St. Petersburg phản đối đề xuất lệnh tổng động viên. Nga đã tổng động viên vào cuối tháng và Đức đã đáp trả bằng một cuộc chiến thực sự, như Kokovtsov cảnh báo hai năm trước.
Những cuộc thử nghiệm sức mạnh, sự ám ảnh với uy thế (sự tín nhiệm), hệ thống đa cực nổi lên và các khối đồng minh được củng cố hiện nay đang dần chuyển hệ thống quốc tế sang thời kỳ bất ổn như trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tạo ra các điểm nóng mới tại Biển Đông và Biển Hoa Đông là giai đoạn đầu tiên trong quá trình trên, điều này đã diễn ra. Các nhóm chống Trung Quốc được tăng cường (cả kể kinh tế lẫn quân sự) là giai đoạn hai, điều này cũng đang trong tiến trình thực hiện.
Cuộc chạy đua vũ trang tăng cường với Trung Quốc và các cuộc khủng hoảng đồng thời, đặc biệt là về “tín nhiệm đồng minh” là giai đoạn ba. Sự cực đoan hóa bị dồn nén, sau biện pháp hòa bình của một số cuộc khủng hoảng là giai đoạn thứ tư. Hệ thống trở nên khó kiểm soát và các lãnh đạo quốc gia nhấn mạnh vào bảo vệ lợi ích hiện tại, không sợ bóng ma chiến tranh. Xung đột năm 1914 là thảm họa của thế kỷ XX. Không có lí do gì để cho rằng xung đột Trung- Mỹ sẽ không phải là thảm họa của thế kỷ XXI, National Interest cảnh báo.