|
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35A Không quân Mỹ |
Bài viết cho rằng mặc dù tốc độ của máy bay chiến đấu đương đại nhanh hơn gấp 5 lần so với các máy bay chiến đấu Spitfires và Messerschmitt tham gia chiến dịch Battle of Britain, nhưng 2 loại công nghệ mới (công nghệ tàng hình và tên lửa không đối không tầm xa) có thể làm cho chiến thuật quấy nhiễu có hiệu quả hơn.
Trên thực tế, bất cứ máy bay chiến đấu nào đều có thể trang bị và bắn tên lửa tầm xa, nhưng thân máy bay chiến đấu tàng hình được chế tạo từ vật liệu hấp thu sóng radar, đồng thời nhờ có thiết kế khéo léo, phản xạ của sóng radar giảm đến mức thấp nhất.
Điều này đã hạn chế khả năng tải trọng hiệu quả của máy bay chiến đấu tàng hình, bởi vì vũ khí treo ngoài và thùng dầu phụ sẽ tăng cường khả năng dò tìm của radar. Hiện nay, Mỹ sở hữu 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình là F-22 Raptor và F-35 Lightning II.
Nói một cách chính xác, máy bay chiến đấu tàng hình phải được gọi là máy bay chiến đấu khó có thể dò tìm được. Trên thực tế, chúng có thể bị phát hiện, nhưng khó mà hiện ra ở radar. Chúng ta cần nhìn lại tính hạn chế của công nghệ tàng hình và sự thay đổi của nguyên tắc tác chiến.
Thông qua thiết kế tối ưu hóa, máy bay chiến đấu tàng hình sẽ khó bị radar sóng ngắn X có độ chính xác cao của máy bay chiến đấu hiện đại phát hiện.
Mặc dù tỷ lệ phân giải của một số radar cao hơn, nhưng phần lớn radar chỉ có thể bám theo máy bay chiến đấu tàng hình trong cự ly gần. Nghe nói, trong một số trường hợp, diện tích phản xạ của radar trên máy bay chiến đấu F-22 chỉ là 0,0001 m2.
Radar băng tần hẹp có hiệu quả cao hơn trên phương diện trinh sát máy bay chiến đấu tàng hình. Ngoài các cơ sở mặt đất và tàu trên biển thường sử dụng loại radar này, các phương tiện trên không như máy bay cảnh báo sớm E-2D cũng đang sử dụng nó.
Nhưng, loại radar này cũng tồn tại hạn chế rất lớn: chỉ có thể hiển thị vị trí đại khái của máy bay chiến đấu tàng hình, hơn nữa không chuẩn xác lắm, không thể dùng để định vị tên lửa. Nhưng nó có thể chỉ thị radar sóng ngắn X tiến hành quan sát ở hướng nào.
Hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) đã cung cấp một phương thức khác để dò tìm máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng phạm vi theo dõi của chúng thường rất có hạn.
Phạm vi theo dõi tối đa của hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại mới lắp trên máy bay chiến đấu Su-35 Nga đã mở rộng đến 50 km, nhưng phạm vi trinh sát tối đa của hệ thống radar máy bay này có thể đạt tới 200 km.
Hệ thống IRST cũng không thể tiến hành theo dõi chính xác. Đặc tính của máy bay chiến đấu tàng hình bao gồm làm cho đặc thù tín hiệu nhiệt giảm tối thiểu, nhưng hiện vẫn chưa hoàn toàn đạt được hiệu quả dự kiến.
Đương nhiên, máy bay chiến đấu tàng hình có thể bị phát hiện trong phạm vi cự ly gần, hơn nữa dễ bị tấn công bởi tên lửa tìm nhiệt.
Nói một cách khái quát, công nghệ tàng hình có hiệu quả hơn ở khoảng cách xa. Nhưng, hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể dò tìm tầm xa đối với máy bay chiến đấu tàng hình, song không thể dùng radar để vũ khí tự động theo dõi chúng.
Trái lại, bất cứ thứ gì đều không thể ngăn cản máy bay chiến đấu tàng hình khai hỏa đối với đối phương.
Vào khoảng cuối thập niên 90 của thế kỷ 20, tên lửa không đối không dẫn đường radar tầm xa thế hệ mới được đưa vào hoạt động, trong đó gây chú ý nhất là tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 của Mỹ và tên lửa không đối không R-77 của Nga.
Những tên lửa này có thể bắn trúng mục tiêu ở ngoài 50 km. Trong vài chục năm sau đó, tầm bắn của nó vẫn không ngừng mở rộng, hơn nữa đã vượt 100 km.
Các loại tên lửa mới như tên lửa không đối không Meteor của Công ty tên lửa MBDA châu Âu và tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến PL-15 của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng tốc độ bay và tầm bắn.
Hiện nay, về lý thuyết, tầm bắn lớn nhất của tên lửa AIM-120D đã đạt 160 km, nhưng do nguyên nhân nào đó, tầm bắn thực tế của nó rất có khả năng tương đối ngắn.
Do tên lửa tầm xa được radar dẫn đường, máy bay chiến đấu tàng hình không dễ dàng bị chúng tấn công. Máy bay chiến đấu F-15 hoặc máy bay chiến đấu Su-35 có thể tìm cách tiến hành cơ động để né tránh hoặc sử dụng biện pháp đáp trả để làm gián đoạn hành động của chúng, hơn nữa kẻ địch rất có khả năng sẽ không chỉ bắn một quả tên lửa.
Một nhân tố khó dự đoán là khả năng bắn trúng mục tiêu của tên lửa tầm xa. Từ công dụng của tên lửa được radar dẫn đường trước đây để tiến hành suy đoán là điều không thể. Đây vừa là do ngay từ khi mới ra đời công nghệ tên lửa đã đạt được tiến bộ rất lớn, đồng thời còn do kẻ địch thường chưa được huấn luyện chu đáo và thiếu các biện pháp đáp trả có hiệu quả trong các cuộc chiến tranh và xung đột mà tên lửa dẫn đường bằng radar phát huy tốt tác dụng (chẳng hạn xung đột Ả rập – Israel, chiến tranh vùng Vịnh).
Có thể nói một cách không hề khoa trương rằng tỷ lệ bắn trúng của tên lửa tầm xa trong tương lai sẽ thấp hơn so với tỷ lệ bắn trúng của các tên lửa tầm ngắn như AIM-9 của Mỹ và R-73 của Nga – tỷ lệ bắn trúng của những tên lửa tầm ngắn nâng cấp này khoảng 70%.