|
Hạ viện Mỹ (Ảnh: house.gov) |
Tất cả bốn dự luật trên được thông qua việc bỏ phiếu tán thành, trong thời điểm Mỹ vẫn đang đàm phán với Trung Quốc để nỗ lực giải quyết cuộc chiến thương mại đầy bế tắc. Các thành viên của cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều có lập trường kiên định và quyết liệt đối với Trung Quốc, đồng thời cũng thể hiện sự ủng hộ đối với Hồng Kông sau bốn tháng bất ổn.
Dự luật đầu tiên dựa trên cơ sở Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, theo đó, hàng năm Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ chứng nhận Hồng Kông giữ quyền tự trị để tiếp tục nhận được sự đối xử đặc biệt cho phép Hồng Kông trở thành một trung tâm tài chính lớn.
Tiếp đó, dự luật Bảo vệ Hồng Kông do Hạ viện Mỹ thông qua, nhằm cấm xuất khẩu thương mại một số mặt hàng vũ khí kiểm soát đám đông không nguy hiểm và các vật phẩm cũng như dịch vụ quốc phòng mà Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông có thể sử dụng để chống lại người biểu tình.
Thượng viện Mỹ vẫn chưa lên lịch biểu quyết thông qua luật, tuy nhiên những dự luật này đã được gửi tới Nhà Trắng để Tổng thống Trump quyết định ký thành luật hay phủ quyết. Theo thông tin từ một trợ lý của Ủy ban Đối ngoại cho biết, việc bỏ phiếu cho các dự luật liên quan đến Hồng Kông dự kiến diễn ra trong vài tuần tới.
Dự luật thứ ba được Hạ viện thông qua là một nghị quyết không ràng buộc công nhận mối quan hệ của Hồng Kông với Mỹ, lên án "sự can thiệp" của Bắc Kinh với Hồng Kông và ủng hộ quyền được phản đối của người dân Hồng Kông trước tình hình này.
Chính phủ Hồng Kông bày tỏ sự hối tiếc về việc kêu gọi thông qua luật pháp dựa vào biểu tình và nhắc lại rằng các cơ quan lập pháp nước ngoài không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Hồng Kông.
Dự luật thứ tư là một nghị quyết không ràng buộc khác của Mỹ nhằm ghi nhận Canada vì những hành động liên quan đến yêu cầu của Mỹ trong viêc dẫn độ Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của Tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc - Huawei, người đã bị bắt ở Canada hồi tháng 12 năm ngoái.
Bà Mạnh Vãn Chu bị buộc tội tại Mỹ vì gian lận tài chính và bị buộc tội lừa dối HSBC về hoạt động kinh doanh của Huawei tại Iran – nơi đang bị Mỹ cấm vận. Bà Mạnh cho rằng mình vô tội và vẫn đang kháng cáo.
Mỹ đã từng cáo buộc Huawei ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và vi phạm lệnh trừng phạt Iran. Nhiều thành viên đảng Cộng hòa và Dân chủ coi Huawei là một mối đe dọa an ninh với Mỹ.
Hồng Kông đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình có yếu tố bạo lực để chống lại việc Bắc Kinh thắt chặt sự kìm kẹp và phá hoại nền dân chủ của Hồng Kông.
Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc và phản pháo bằng một cáo buộc khác cho rằng các nước phương Tây, như Mỹ và Anh, đã kích động gây rắc rối.
Tình trạng bất ổn đặt ra thách thức lớn nhất từ trước đến nay đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012. Ông cảnh báo rằng mọi nỗ lực nhằm chia rẽ Trung Quốc sẽ bị thất bại.
Theo Channel News Asia