Mỹ thất thế trước Nga, tính rút đặc nhiệm khỏi biên giới Syria, Iraq, Jordan

VietTimes -- Al-Masdar News dẫn nguồn Sputnik cho biết, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã sẵn sàng rời bỏ căn cứ quân sự trong địa phận thị trấn al-Tanf trên vùng tam giác biên giới Syria, Iraq và Jordan.
Binh sĩ Mỹ và lực lượng "nổi dậy ôn hòa" trong căn cứ thị trấn al-Tanf - ảnh Masdar News
Binh sĩ Mỹ và lực lượng "nổi dậy ôn hòa" trong căn cứ thị trấn al-Tanf - ảnh Masdar News

Sputnik dẫn nguồn tin ngoại giao - quân sự cho biết: lực lượng đặc nhiệm Mỹ và đồng minh sẵn sàng rời căn cứ quân sự trong thị trấn al-Tanf Syria. Nhưng quân đội Mỹ cũng không đưa ra chi tiết cụ thể, thời gian nào các đơn vị đặc nhiệm Mỹ sẽ rút khỏi thị trấn.

Nguồn tin ngoại giao – quân sự cho biết: "Họ nói rằng họ sẽ rời khỏi căn cứ Tanf, nhưng chúng tôi không biết khi nào".

Căn cứ Al- Tanf được Liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu là một trong nhiều căn cứ được thành lập dọc biên giới Syria - Iraq – Jordan. Căn cứ vừa là nơi đồn trú của các lực lượng đặc nhiệm nước ngoài, vừa là khu trại huấn luyện các nhóm vũ trang Hồi giáo “nổi dậy ôn hòa” thuộc tổ chức Quân đội Syria tự do (FSA).

Thông qua các căn cứ này, liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu cung cấp vũ khí trang bị, hậu cần kỹ thuật cho các nhóm thánh chiến. Căn cứ Tanf có vị trí then chốt do hướng tấn công chính của lực lượng Hồi giáo “nổi dậy” nhằm về Damascus.  

Ngày 08.06.2017, liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã dội bom vào các lực lượng vũ trang Syria gần al-Tanf trong khu vực chiến trường ngoại ô tỉnh Damascus, sau khi tuyên bố về một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Không có bất cứ thương vong nào từ phía liên minh.

Động thái này và những hoạt động trước đó của các nhóm chiến binh FSA, hoạt động trên vùng sa mạc biên giới Syria – Iraq – Jordan cho thấy, liên minh quân sự do Mỹ hoàn toàn không quan tâm nhiều đến việc tấn công IS nhưng lại tập trung cao độ vào việc lật đổ chính quyền Damascus. Thậm chí, liên  minh này cho phép IS có thể vượt qua cửa khẩu biên giới tiến vào Syria từ Iraq và ngược lại cũng nhằm mục đích trên.

Nhưng với chiến thắng Deir Ezzor và việc hình thành lực lượng liên quân Iraq – Syria chống khủng bố dọc vùng biên giới thì Washington hiểu rằng, lật đổ ông Assad đến thời điểm này trở thành viễn tưởng và không có lý do nào để quân đội Mỹ tiếp tục nuôi không các nhóm phiến quân FSA trên vùng sa mạc. 
QA