Mỹ-NATO nơm nớp vì tên lửa Nga

VietTimes -- Nga khiến phương Tây ngồi trên lửa với việc triển khai các hệ thống tên lửa tối tân tại vùng lãnh thổ Kaliningrad nhằm đối phó với việc NATO liên tục mở rộng sang phía đông. Một số đã được thử lửa tại chiến trường Syria có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi.
Tên lửa đạn đạo Iskander của Nga có khả năng mang đầu đạn hạt nhân

Thử nhìn qua tầm bắn của các loại tên lửa được Mátxcơva triển khai để thấy tại sao Mỹ và NATO lại lo ngại đến như vậy.

Tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P: Hồi tháng 10/2016, Nga đã tăng cường hệ thống phòng thủ chống hạm tại Kaliningrad với các hệ thống Bastion. Kể từ đó, Nga đã sử dụng loại tên lửa này tấn công phiến quân tại Syria. Theo IHS Jane’s, tên lửa siêu thanh Bastion có tầm bắn 200 dặm. Trong một cuộc xung đột, tên lửa này có thể được sử dụng để tấn công các tàu chiến NATP cố gắng cập cảng các nước Baltic.

Tầm bắn tên lửa Bastion triển khai tại Kalingrad

Tên lửa phòng không S-400: Nga đã triển khai một số hệ thống tên lửa S-400 để bảo vệ căn cứ không quân tại Syria. S-400 có thể đồng thời bắt bám và tấn công nhiều mục tiêu bay trong một lần phóng với tầm bắn lên tới 250 dặm. Tại Kaliningrad, các khẩu đội S-400 có khả năng tấn công máy bay và tên lửa NATO ở hầu hết các quốc gia vùng Baltic.

Tầm bắn tên lửa S-400 triển khai tại Kaliningrad

Tên lửa hành trình Kalibr có khả năng mang đầu đạn hạt nhân: Hồi tháng 10, Nga đã điều hai chiến hạm trang bị Kalibr tới Kaliningrad. Kalibr có tầm bắn lên tới 900 dặm. Một tàu chiến Nga ngoài khơi Syria đã phóng tên lửa Kalibr tấn công phiến quân tại Syria.

Tầm bắn tên lửa hành trình tầm xa Kalibr triển khai tại Kaliningrad

Tên lửa đạn đạo Iskander-M có thể mang đầu đạn hạt nhân: Hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M có tầm bắn công khai chỉ hơn 300 dặm. Nhưng Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và Nga hoàn toàn có thể nâng tầm bắn nếu muốn. Tên lửa Iskander cực kỳ cơ động và rất khó phát hiện và cực kỳ chính xác.

Tầm bắn tên lửa đạn đạo Iskander-M triển khai tại Kaliningrad

Các tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm xa: Mỹ cáo buộc Nga đang phá bỏ hiệp ước NNF để phát triển các tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất. Một số chuyên gia quân sự ước đoán chúng có tầm bắn có thể tấn công hầu hết các nước Tây Âu. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ cáo buộc trên và tố cáo chính Mỹ là nguyên nhân gây bất ổn với hệ thống phòng thủ tên lửa triển khai sát biên giới Nga.