(tiếp theo kỳ trước)
Mỹ lập “vùng không người” trị Trung Quốc nếu nổ ra chiến tranh
Theo Strategy Bridge, thực hiện các kế hoạch này có thể mang lại nhiều lợi ích. Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào thương mại đường biển, đặc biệt là về năng lượng. Việc vận chuyển sẽ phải vật lộn với nhiều khó khăn để cập cảng Trung Quốc vì phải đi qua “vùng đất không người” ở Tây Thái Bình Dương, điều này sẽ tạo áp lực kinh tế để kết thúc cuộc chiến. Bên cạnh áp lực mang tính ép buộc này, khu vực chống A2/AD sẽ làm mọi lợi thế của vùng A2/AD của Trung Quốc trong việc triển khai lực lượng và áp lực cưỡng bức các nước khác trong vùng bảo vệ.
Nếu Trung Quốc không được hưởng lợi gì từ áp lực cưỡng chế trong khu vực A2/AD, chiến lược của Trung Quốc sẽ không đạt được mục tiêu. Điều này dễ đạt được hơn là phá hủy khả năng của khu vực chống tiếp cận của Trung Quốc vì nó sẽ tấn công vào nhiều mục tiêu hơn trong phạm vi của phần lớn vũ khí Mỹ. Dẫu vậy, chống A2/AD vẫn còn dư địa cho khu vực A2/AD của Trung Quốc khả năng cản trở thương mại trên biển hoặc triển khai lực lượng. Việc mua sắm công nghệ để đảm bảo tính thực thi của kế hoạch trong dài hạn và các chi phí liên quan khác phụ thuộc vào các kiến nghị cụ thể.
Strategy Bridge đánh giá, các tên lửa tầm xa, tên lửa chống radar, tên lửa chống hạm, thiết bị không người lái dưới nước, nhiều tàu ngầm được nâng cấp cũng như các cảm biến và hệ thống liên lạc dự phòng sẽ mang lại lợi ích nhưng cũng tiêu tốn khoản chi phí đáng kể. Ngoại trừ các phương tiện không người lái đang được Mỹ đầu tư rất mạnh tay, những công nghệ này sẽ cải thiện đáng kể khả năng sống sót. Những việc mua sắm trên có thể sẽ rẻ hơn mua sắm các hệ thống vũ khí uy lực hơn, yếu tố cần thiết để đảm bảo tính khả thi của chiến lược Trận chiến Không- Biển.
Phong tỏa tầm xa
Lựa chọn cuối cùng là thực hiện một cuộc phong tỏa mang tính cưỡng chế, một lựa chọn được mô tả chi tiết bởi TX. Hammes. Như đã đề cập, nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nặng vào thương mại hàng hải, đặc biệt là năng lượng. Một cuộc phong tỏa ở bên ngoài tầm với của khu vực chống tiếp cận A2/AD của Trung Quốc có thể ngăn chặn giao thương với Trung Quốc. Thiệt hại kinh tế từ cuộc phong tỏa này có thể buộc Trung Quốc ngừng bất kỳ hành động xâm lược nào, Strategy Bridge phân tích.
Lực lượng Mỹ có thể sẽ đóng quân ở đó nhằm ngăn chặn giao thông trên biển gần các eo biển Lombok, Sunda và Malacca để hoàn thành nhiệm vụ này. Để triển khai kế hoạch trên, Mỹ và đồng minh quân sự của mình sẽ phải đủ khả năng để kiểm soát giao thông ở những điểm huyết mạch trong khi vẫn đánh bại các phi vụ của Trung Quốc bên ngoài khu vực A2/AD nhằm nỗ lực tái mở lại những tuyến đường liên lạc trên biển.
Strategy Bridge cho rằng chiến lược phong tỏa tương đối khả thi và đỡ tốn kém hơn hai chiến lược còn lại vì không cần thêm nhiều nguồn lực mới để thực hiện. Chỉ cần ít nguồn lực và trang bị thực thi chiến lược này, một số tàu thuyền cỡ nhỏ để yêu cầu dừng và kiếm tra thương mại liên quan tới Trung Quốc chứ không cần đến hệ thống phức tạp để thực hiện nhiệm vụ này.
Việc mở lại các tuyến thông thương trên biển sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải đối đầu với Mỹ bên ngoài khu vực A2/AD, nơi mà Trung Quốc gặp bất lợi nhất. Hạm đội của Mỹ có tàu sân bay chở máy bay trong khi các máy bay chiến đấu dựa trên mặt đất của Trung Quốc sẽ chỉ phát huy tốt nhất ở trong tầm chiến đấu của chúng. Khi đi xa hơn, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ không ồn như tàu ngầm chạy bằng diesel của Trung Quốc.
Theo Strategy Bridge, việc huấn luyện và kinh nghiệm vượt trội của Hải quân Mỹ cũng sẽ mang lại lợi thế, đặc biệt là ở khoảng cách nằm xa khỏi bờ biển châu Á, nơi mà hải quân Trung Quốc có rất ít kinh nghiệm tác chiến. Mặt khác, cũng rất ít dư địa để Trung Quốc gây áp lực trong khu vực này. Một cuộc phong tỏa sẽ không buộc được Trung Quốc phải từ bỏ quyền kiểm soát hòn đảo đang tranh chấp trong ngắn hạn. Tuy nhiên lại nảy sinh câu hỏi về tính khả thi về chính trị của chiến lược này khi xem xét khía cạnh thương mại với Trung Quốc trong lợi ích kinh tế của các nước khác và khả năng Trung Quốc có thể sẵn sàng gánh chịu cái giá của cuộc phong tỏa tầm xa này.
Một đất nước bị Trung Quốc tấn công có thể ủng hộ chiến dịch phong tỏa và các nước lo lắng về mối đe dọa Trung Quốc trong tương lai cũng có thể hành động như vậy. Những những nước khác, đặc biệt là những nước có quan hệ kinh tế với Trung Quốc có thể sẽ do dự trong việc ủng hộ chiến lược phong tỏa tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là nếu không có các hành vi xâm lược cực đoan từ phía Trung Quốc.
Lý tưởng nhất là Mỹ sẽ không bao giờ cần tiến hành một cuộc chiến chống Trung Quốc. Thiệt hại kinh tế sẽ là rất lớn cũng như là thiệt hại về con người. Tuy nhiên, chừng nào Trung Quốc còn tiếp tục những hành vi hung hăng trên Biển Hoa Đông đi ngược lại lợi ích của Mỹ và các đồng minh thì sẽ có lý do để lên kế hoạch đánh bại chiến lược chống tiếp cận khu vực A2/AD của Trung Quốc.
Vào thời điểm này, việc nhấn mạnh chiến lược “chống A2/AD” là một cách tiếp cận lý tưởng để chuẩn bị cho cuộc xung đột ở Tây Thái Bình Dương. Không giống sự hủy hoại trực tiếp khả năng A2/AD của Trung Quốc, cách tiếp cận này sẽ không yêu cầu chi phí mới và sẽ khả thi hơn trong dài hạn. Khu vực chống A2/AD sẽ phối hợp với áp lực kinh tế của chiến lược phong tỏa, nhưng nó cũng loại bỏ những lợi thế của Trung Quốc với khu vực A2/AD.
Strategy Bridge nhận định, chiến lược chống A2/AD sẽ tiêu tốn nhiều tiền hơn chiến lược phong tỏa nhưng vẫn khả quan. Nếu lựa chọn một chiến lược chống A2/AD kéo dài, bước tiếp theo sẽ là quyết định tài trợ cho nghiên cứu quân sự nào và mua thiết bị gì cần đầu tư. Mỹ cũng nên hợp tác với các đồng minh trong khu vực trong kế hoạch thực thi. Điều này sẽ cho phép Mỹ chia sẻ gánh nặng an ninh khu vực đồng thời bổ sung thêm năng lực quân sự trong việc thiết lập khu vực chống A2/AD. Do chính phủ Mỹ đã nhấn mạnh vai trò của mình trong quan hệ với châu Á, sự chuẩn bị này cần được đưa lên ưu tiên hàng đầu.