Mỹ cho Trung Quốc tham gia RIMPAC gây nghi ngờ cho đồng minh châu Á

VietTimes -- Do Trung Quốc có được uy tín quốc tế nhờ được tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), thông điệp chiến lược nỗ lực bảo vệ ổn định và an ninh khu vực của Mỹ bị nghi ngờ.
Ngày 16/5/2016, biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc khởi hành từ một quân cảng ở Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc để đến Hawaii tham gia cuộc tập trận "Vành đai Thái Bình Dương-2016" (RIMPAC). Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.
Ngày 16/5/2016, biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc khởi hành từ một quân cảng ở Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc để đến Hawaii tham gia cuộc tập trận "Vành đai Thái Bình Dương-2016" (RIMPAC). Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.

Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc dẫn trang tin Freebeacon Mỹ ngày 28/6 cho rằng cùng với việc phản đối các hành vi của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, Mỹ lại cho phép Trung Quốc tham gia một cuộc diễn tập quân sự mang tính khu vực, Chính phủ Mỹ đang phát đi tín hiệu hỗn độn cho các đồng minh châu Á.

Do Trung Quốc có được uy tín quốc tế nhờ được tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), thông điệp chiến lược nỗ lực bảo vệ ổn định và an ninh khu vực của Mỹ bị nghi ngờ.

Có người Mỹ lo ngại, Trung Quốc sẽ lợi dụng cơ hội tham gia cuộc tập trận lần này để tiến hành thu thập tình báo có giá trị, từ đó có thể giúp cho Quân đội Trung Quốc chiếm được ưu thế trong các cuộc khủng hoảng hoặc xung đột tương lai.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết sự tham gia của Hải quân Trung Quốc sẽ bị hạn chế chặt chẽ bởi pháp luật Mỹ. Điều này sẽ ngăn chặn việc chia sẻ những thông tin tác chiến nhạy cảm với Trung Quốc trong quá trình giao lưu và diễn tập.

Jeff Davis nói: "Hải quân Mỹ sẽ bảo đảm an toàn về mặt tác chiến để bảo vệ công nghệ và chiến thuật của Mỹ tránh bị tiết lộ. Mỹ làm như vậy đối với tất cả các nước tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương".

Đằng sau tính nhạy cảm là sự khó xử của Hải quân Mỹ do Trung Quốc gây ra trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm 2014. Khi đó, Trung Quốc vừa điều các tàu chiến tham gia cuộc tập trận, vừa điều thêm một tàu do thám để theo dõi cuộc tập trận. 

Các ảnh còn lại: Sáng ngày 20/6/2016, biên đội 7 tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc tiến hành tập luyện cơ động chiến thuật ở Tây Thái Bình Dương trước khi tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương-2016.
Sáng ngày 20/6/2016, biên đội 7 tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc tiến hành tập luyện cơ động chiến thuật ở Tây Thái Bình Dương trước khi tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương-2016.

Rick Fischer, chuyên gia phân tích các vấn đề Trung Quốc của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và đánh giá quốc tế cho rằng, các đồng minh và bạn bè của Mỹ ở châu Á coi trọng sự ổn định và không xảy ra xung đột với Trung Quốc; 

đồng thời ủng hộ các nỗ lực hợp tác của Washington để chỉ rõ phương hướng hòa bình cho Trung Quốc. Các nước trong khu vực còn thúc giục Washington làm việc nhiều hơn để ngăn chặn tham vọng (bành trướng) của Bắc Kinh.

Trước đó, trang mạng quân sự Trung Quốc ngày 21/6 cho biết trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm nay, Hải quân Trung Quốc điều 5 tàu chiến chủ lực của 3 hạm đội lớn (Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải) tham gia.

Lực lượng tham gia diễn tập của Trung Quốc bao gồm tàu khu trục tên lửa Tây An, tàu hộ vệ tên lửa Hoành Thủy, tàu tiếp tế tổng hợp Cao Bưu Hồ, tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu và tàu cứu hộ tàu ngầm tổng hợp Trường Đảo. Biên đội chở theo 3 máy bay trực thăng, phân đội đặc nhiệm và phân đội lặn cùng hơn 1.200 binh sĩ. Lực lượng như vậy chỉ kém Mỹ và Canada. 

Trong khi đó, hãng AP Mỹ đầu tháng 6/2016 cho biết, tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm 2016 gồm có 27 quốc gia. Cuộc diễn tập lần này tổ chức ở vùng biển lân cận đảo Hawaii, khởi động từ ngày 30/6 và sẽ kéo dài 5 tuần.

Tổng cộng có 45 tàu chiến, 5 tàu ngầm và hơn 200 máy bay sẽ tham gia cuộc tập trận lần này. Trong cuộc tập trận có một số nước lần đầu tiên tham gia như Brazil, Đức, Đan Mạch và Italia.