|
Tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS. Ảnh Army Recognition |
Những cuộc thảo luận này, liên quan đến Ukraine thường sẽ được thông qua báo hiệu một sự thay đổi rất lớn trong cách tiếp cận vấn đề hỗ trợ quân sự, do ATACMS, hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn, sẽ tăng cường khả năng tấn công của Ukraine vào sâu trong các vùng kiểm soát của Nga nhờ tầm bắn xa đến hàng trăm km và độ chính xác cao.
Cuối năm 2023, Mỹ bắt đầu cung cấp Hệ thống tên lửa chiến thuật (ATACMS) cho Ukraine, mặc dù chỉ cung cấp các phiên bản tầm trung, cũ hơn và có tầm bắn hạn chế. Đến lúc này, các quan chức Mỹ chỉ ra sự thay đổi trong chiến lược, với những suy luận nghiêng về khả năng cung cấp những biến thể tầm xa tiên tiến hơn của ATACMS. Động thái chiến lược này sẽ cho phép Ukraine có khả năng tấn công sâu hơn vào các vùng lãnh thổ đang nằm trong quyền kiểm soát của Nga.
Cuối tháng 12/2023, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố gói viện trợ quân sự cho Ukraine trị giá 250 triệu USD nhằm mục đích tăng cường khả năng phòng không, pháo binh, vũ khí chống tăng và những thiết bị quân sự quan trọng khác.
Vòng hỗ trợ khẩn cấp này là lần rút thiết bị quân sự thứ 54 cho Ukraine từ kho của Bộ Quốc phòng kể từ tháng 8/2021. Động thái viện trợ được thực hiện khi các cuộc đàm phán đang diễn ra ở Đồi Capitol theo yêu cầu bổ sung của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước Quốc hội về vấn đề viện trợ quân sự cho Ukraine.
Nếu không có động thái tiếp theo từ Quốc hội, chương trình viện trợ bổ sung cho những năm tiếp theo của Mỹ dành cho Ukraine có thể sẽ thất bại.
Quốc hội Mỹ trước đó đã thông qua đạo luật với tổng số tiền viện trợ 66 tỷ USD để hỗ trợ Ukraine, bao gồm luật phân bổ bổ sung trị giá 40 tỷ USD, thông qua vào tháng 5, trong đó 19 tỷ USD tài trợ quân sự. Gói này bao gồm các khoản ngân sách phân bổ cho Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, tăng cường viện trợ vũ khí Mỹ cho Ukraine và Chương trình Tài trợ Quân sự Nước ngoài, cùng các gói viện trợ về chính trị và kinh tế khác.
Đầu năm 2024, tổng thống Joe Biden kêu gọi Hạ viện thông qua dự luật an ninh quốc gia trị giá 95 tỷ USD, bao gồm viện trợ cho Ukraine cũng như cung cấp ngân sách cho những lợi ích an ninh quốc gia và các vấn đề quốc tế khác.
Dự luật này đã nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng tại Thượng viện nhưng vấp phải sự phản đối của một số dân biểu đảng Cộng hòa tại Hạ viện, yêu cầu các điều khoản về những vấn đề khác như an ninh biên giới. Cuộc tranh luận đề cập đến những mâu thuẫn căng thẳng trong các nhu cầu viện trợ nước ngoài và những ưu tiên trong nước của Mỹ.
Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS) là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật do Mỹ thiết kế và phát triển nhằm cung cấp khả năng tấn công sâu vào hậu phương của đối phương, vượt xa tầm bắn của pháo binh truyền thống. Tên lửa chiến thuật ra mắt cuối những năm 1980, lấp đầy khoảng trống giữa pháo binh thông thường và hệ thống tên lửa chiến lược, cho phép Quân đội Hoa Kỳ tấn công các mục tiêu có giá trị cao sâu trong hậu phương của đối phương với độ chính xác cao.
ATACMS có thể được phóng từ nhiều phương tiện pháo binh chiến thuật như Hệ thống tên lửa phóng loạt M270 (MLRS) và Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS), đáp ứng tính linh hoạt của các hệ thống pháo phản lực – tên lửa trên chiến trường. ATACMS là thành tựu lớn trong lĩnh vực công nghệ tên lửa đất đối đất, được tích hợp hệ thống dẫn đường quán tính INS, định vị vệ tinh GPS tăng cường độ chính xác. Vũ khí cho phép sử dụng các đầu đạn khác nhau như đạn phân mảnh nổ phá mạnh, đạn xuyên bê tông và đạn chùm cho các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau.
ATACMS phiên bản mới có những tính năng kỹ chiến thuật vượt trội, cho phép lực lượng pháo binh có thể gây tổn thất lớn cho đối phương. Có tầm bắn lên tới 300 km, vũ khí được trang bị những đầu đạn chuyên dụng cho các mục đích chiến dịch – chiến thuật như đầu đạn xuyên phá hầm ngầm, đầu đạn gây cháy và đầu đạn tác chiến điện tử.
Tên lửa được sử dụng trong một số cuộc xung đột như Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến dịch Tự do Iraq và các cuộc xung đột khác. Với độ độ chính xác cao và khả năng tấn công sâu vào hậu phương đối phương, tên lửa tấn công hiệu quả vào các mục tiêu quan trọng như trung tâm chỉ huy, trung tâm thông tin liên lạc, trận địa phòng không và các vị trí tập trung binh lực của đối phương.
Hệ thống tên lửa được tích hợp vào các hệ thống quản lý chiến đấu dạng mạng tiên tiến, cho phép lực lượng pháo binh có khả năng nhanh chóng triển khai tấn công vào các mục tiêu nhạy cảm về thời gian. Tính năng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chiến tranh hiện đại, khi lực lượng sử dụng ATACMS có thể chớp thời cơ tấn công vào các đoàn vận tải quân sự, nhà ga, vị trí tập trung quân tạm thời hoặc bến phà, cầu khi có đoàn xe quân sự của đối phương đi qua.
Nếu kế hoạch cung cấp Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội ATACMS được thông qua, Ukraine sẽ có được loại vũ khí có ý nghĩa chiến lược, có thể cắt đứt các tuyến vận tải của đối phương và làm thay đổi cục diện chiến trường.
Theo Army Recognition