Ông Đào Thanh Tú, Phó Tổng giám đốc Công nghệ Thông tin của Prudential chia sẻ tại hội thảo về chuyển đổi số tối 6/3 |
Hiểu về Business Intelligence
“Business Intelligence (tạm dịch: trí tuệ doanh nghiệp) là công cụ biến dữ liệu thô thành những kết quả có nghĩa, dùng được và hỗ trợ ra quyết định. BI là các ứng dụng dùng công nghệ để doanh nghiệp hành động dựa trên những kết quả phân tích bài bản. BI hỗ trợ tạo ra quy trình quản lý doanh nghiệp thông minh, tiến bộ công nghệ đang lan rộng trong thế giới kinh doanh” – Ông Đào Thanh Tú, Phó Tổng giám đốc Công nghệ Thông tin của Prudential chia sẻ tại hội thảo về chuyển đổi số tại SIHUB (TP.HCM) tối 6/3.
Nói một cách khác hơn, BI sẽ mang lại insights (suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng) cho doanh nghiệp dựa trên những số liệu đã có để trở thành một nền tảng vững chắc cho các quyết định sắp xảy ra. BI là công cụ vẽ ra một bức tranh tổng thể hơn là gợi ý đến những xu hướng trong tương lai.
Ông Đào Thanh Tú, Phó Tổng giám đốc Công nghệ Thông tin của Prudential
|
“Các thành phần chính của một hệ thống BI bao gồm: Data sources: dữ liệu thô từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như website thương mại điện tử; Data warehousing: nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài của tổ chức; Integrating Server: chịu trách nhiệm trung gian vận hành công cụ ETL để chuyển đổi dữ liệu từ Data Sources vào Data Warehouse; Analysis Server: nơi nhận dữ liệu đầu vào để trả về kết quả dựa trên tri thức nghiệp vụ được định nghĩa sẵn; Reporting Server: thực thi các report với output nhận được từ Analysis Server; Data Mining: là quá trình trích xuất thông tin dữ liệu đã qua xử lý; Data Presentation: các báo cáo, biểu đồ từ quá trình data mining được tạo ra từ đây”- Ông Huỳnh Bảo Toàn, phụ trách kỹ thuật (Technical Evangelist) của Microsoft tại Việt Nam đưa chi tiết.
Trong tương lai, dự kiến có thể là đến năm 2020, các doanh nghiệp có khả năng cấp quyền cho người dùng truy cập vào danh mục dữ liệu đã qua chọn lọc, cả nội bộ và bên ngoài, sẽ tạo ra gấp đôi giá trị kinh doanh từ các khoản đầu tư phân tích. Do đó, khả năng kết nối giữa các nền tảng và hệ thống sẽ có giá trị cao trong tương lai. Nền tảng phân tích dữ liệu và BI cấp tiến với việc triển khai trên đám mây ngày càng phổ biến.
Ông Huỳnh Bảo Toàn, phụ trách kỹ thuật (Technical Evangelist) của Microsoft tại Việt Nam
|
Tầm quan trọng của BI đối với doanh nghiệp
“Có thể nói BI hội tụ những yếu tố mà đơn vị kinh doanh điển hình đang tìm kiếm, nó đến từ việc kết hợp và trích xuất dữ liệu để từ đó chuyển hóa thành thông tin hữu ích phục vụ cho các quyết định kinh doanh hàng ngày” – Ông Đào Thanh Tú - Phó Tổng giám đốc Công nghệ Thông tin của Prudential, Giảng viên lớp Ứng dụng BI trong doanh nghiệp chia sẻ.
“Thị trường BI càng ngày có nhiều ông lớn tham gia như Microft là Power BI, Oracle BI, Qlikview, Tableau và IBM hoặc dễ hình dung nhất như Grab dùng BI để “siêu bản địa hóa” ứng dụng đặt xe” – Ông Đào Thanh Tú đưa ví dụ.
“Những ví dụ điển hình về các mô hình kinh doanh mới ra đời nhờ Digital Transformation chính là Uber, Airbnb… từ đó xác nhận những điểm ưu việt, lý do tại sao tất cả mọi doanh nghiệp – kể cả các doanh nghiệp không liên quan trực tiếp đến ngành IT nên áp dụng Digital Transformation” - ông Huỳnh Bảo Toàn, Technical Evangelist của Microsoft khẳng định.
"Grab dùng BI để “siêu bản địa hóa” ứng dụng đặt xe” – Ông Đào Thanh Tú đưa ví dụ
|
Các nhà lãnh đạo phải tính đến các xu hướng công nghệ này trong chiến lược đổi mới của họ hoặc có nguy cơ bị mất nền tảng cho những chiến lược đó. Các hệ thống BI có thể giúp các doanh nghiệp xác định được xu hướng thị trường, kết nối khách hàng tốt hơn và chỉ ra các vấn đề của kinh doanh cần quan tâm xử lý.
Bước nhảy vọt nhờ chuyển đổi số
Số hóa đã tạo ra những cơ hội chưa từng có cho nhân loại, khiến việc tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, từ đó, có thể phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng, và biến thành hành động - một lợi thế chưa từng có từ trước đến nay.
Khi kỷ nguyên công nghệ đến, quan hệ Human - Computer là xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) trở thành công cụ không thể thiếu. “Việc kết hợp giữa AI, Machine learning và ngôn ngữ học sẽ biến BI của doanh nghiệp thành chatbox, “hiểu” được thắc mắc đồng thời điều phối khách hàng đến với mục đích của doanh nghiệp. BI nắm rõ nhu cầu của khách hàng, biết khách hàng có những thói quen gì, mong muốn gì, dựa trên những truy cập thường xuyên” – Ông Đào Thanh Tú nói.
Mục đích của một nền tảng phân tích Business Intelligence tích hợp sẽ khai thác sâu hơn các câu hỏi vì sao, ở đâu, cái gì và như thế nào về khách hàng, sản phẩm và công ty. Điều này sẽ giúp các quyết định được đưa ra một cách hiệu quả và nâng cao hiệu suất hoạt động.
“Digital Transformation & Business Intelligence là tổ hợp giữa hệ thống hiện đại góp phần giải quyết những phép tính khó và là quá trình xây dựng văn hóa số, hướng đến doanh nghiệp dẫn đầu” – Ông Huỳnh Bảo Toàn phân tích.
|
Số hóa doanh nghiệp là xu thế tất yếu. Vậy những gì tăng lên bởi những bước nhảy vọt này? Có phải là hàng tá thông tin giá trị nằm bên dưới lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra thông qua số hóa?
“Điều cần thiết là một công nghệ có thể trích xuất thông tin có giá trị trong hàng loạt data này và cung cấp thông tin phù hợp vào đúng thời điểm theo đúng định dạng. Những phát minh công nghệ mang đến cho doanh nghiệp hai lựa chọn: đột phá để dẫn đầu hoặc là kẻ theo sau” – Ông Đào Thanh Tú nhận định.
Với kinh nghiệm của mình trong quá trình ứng dụng chuyển đổi số ở Microsoft, ông Huỳnh Bảo Toàn khẳng định: “Các quyết định “thần tốc”, đúng thời điểm, đúng đối tượng không dựa trên cảm đoán mà là doanh nghiệp đó nhận định được tầm quan trọng của dữ liệu họ sở hữu, chính BI đã chứng minh điều đó, đây là cách tiếp cận dữ liệu một cách nhanh gọn và minh bạch nhất và làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể nói, sự kết hợp giữa Digital Transformation & Business Intelligence chắc chắn sẽ đem lại lợi thế vượt trội và là xu thế tất yếu với doanh nghiệp trong cuộc Cách mạng 4.0”.
Rất nhiều doanh nghiệp mong muốn học hỏi để chuyển đổi số
|
Rất nhiều cánh tay giơ lên đặt ra những câu hỏi thách thức trong công cuộc chuyển đổi số đối với doanh nghiệp
|