“Màn quảng cáo” vũ khí Nga nhờ đòn tấn công hội đồng vào Syria

VietTimes -- Chuyên gia quân sự, thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Nga Konstantin Valentinovich Sivkov nói rằng các cuộc tấn công của Mỹ chống Syria đã "gậy ông đập lưng ông". Vì danh tiếng của tên lửa Mỹ đã bị ảnh hưởng, còn vị thế của hệ thống phòng không Nga đang được nâng lên.
"Về mặt chiến lược, Mỹ có tham vọng đưa con át chủ bài là khả năng tiến hành một cuộc chiến mà không đối đầu trực diện. Rõ ràng, các hệ thống phòng không Syria, được Nga giúp đỡ triển khai, có thể  phản công đáp trả trước những cuộc tấn công như vậy. Nam Tư và Libya đã là quá khứ.
Thứ hai, Mỹ cần xem xét sửa đổi các nguyên tắc sử dụng lực lượng không quân của mình. Đặc biệt trong các vấn đề tiến hành chiến dịch không kích. Trong cả trường hợp nếu họ đang phải đối mặt với cuộc tấn công có thể nhằm vào Nga.
Tên lửa siêu thanh đạn đạo liên lục địa Sarmat có thể bắn tới bất cứ mục tiêu nào trên thế giới.
Thứ ba, bây giờ sẽ có ít sự phấn khích hơn xung quanh tên lửa tấn công chính xác của Mỹ. Sẽ có sự náo động quanh các hệ thống phòng không của Nga. Chúng ta đang nói về khía cạnh kinh tế: bán thiết bị quân sự và vũ khí. Rõ ràng là trong những trường hợp này, người Mỹ sẽ không đặt cược vào hoạt động chiến đấu chống lại lực lượng của Nga bằng các loại vũ khí thông thường. Cần tính đến thực tế quân đội Mỹ có mức độ tổn thất cho phép rất thấp, trong trường hợp họ từ bỏ việc tiến hành chiến tranh trực diện. Việc đặt cược vào cuộc chiến tranh hỗn hợp chống Nga sẽ được tiến hành. Như trước đây, Nga sẽ vẫn là mục tiêu chính cho cuộc tấn công. Do đó, lệnh trừng phạt Nga sẽ chỉ gia tăng thêm.
Câu hỏi được đặt ra là: khi nào thì điều đó có thể dừng lại? Điều này có thể xảy ra trong hai trường hợp. Đầu tiên là khi Nga trở thành một nước chư hầu của Mỹ hoặc biến mất khỏi bản đồ thế giới. Phương án thứ hai là Nga sẽ tạo ra loại vũ khí hoặc khối địa chính trị quân sự có khả năng bắt buộc Mỹ phải ngồi xuống bàn đàm phán.
Nếu chúng ta đang nói về vũ khí, thì đây là sự phát triển tiếp theo của chương trình Sarmat và Status 6. Tổng thống của chúng ta đã nói về vấn đề này. Đây là ngư lôi hạt nhân có thể phóng vũ khí hạt nhân đến tận bờ biển Mỹ và gây ra những trận sóng thần khủng khiếp. Sarmat có thể gây ra các hiện tượng địa vật lý nghiêm trọng ở Mỹ. Khi đó, họ sẽ ngồi xuống bàn đàm phán và nhượng bộ.
Đối với khối quân sự-chính trị, nó có thể được tạo ra trên cơ sở của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Mặc dù bây giờ điều đó có vẻ viển vông nhưng hiện tại chưa có điều kiện tiên quyết, nếu không, điều đó có thể buộc nền văn minh phương Tây đứng đầu là Mỹ phải ngồi xuống bàn đàm phán.
Tôi lưu ý, hiện tại nguy cơ khởi đầu chiến tranh thế giới thứ ba rất cao, dựa trên cơ sở của cuộc xung đột địa phương".